Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

lucbat.hoahuyen (750. NỖI BUỒN)




750.
NỖI BUỒN

Nỗi buồn gặm nhấm thời gian
Con tim máu rỉ mà tan cõi lòng
Bể đời láo nháo đục trong
Thạch sanh thua cuộc, Lý Thông lên đời

Thị màu buông váy à ơi
Tăng gô, bùm chát... nhả lời giăng hoa
Rắp lòng núp áo cà sa
Hỡi ôi! phấn sáp chính, tà lẳng lơ

Thôi thì cứ việc mộng mơ
Ba năm khôn - dại một giờ cũng xong
Đoan trang là mớ bòng bong
Bãi tha ma phải đi vòng... Chính chuyên!

29.9.2010
Hoahuyen

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2010

lucbat.hoahuyen ( 749. NỬA KHUYA )



749.
NỬA KHUYA

Nửa khuya vấp phải chiêm bao
Đắng cay vọng lại, ngọt ngào bay đi
Yêu hờn, thương giận... chia ly
Ân tình đứt đoạn còn gì nữa đâu

Lòng người khó dọ nông sâu
Nụ hôn chưa ráo môi nhau đã nhòa
Khác chi nhất dạ tàn hoa
Chập chờn giai điệu lời ca không hồn

Ly buồn dốc cạn càn khôn
Ngực nhoi nhói buốt, tim dồn dập đau
Nhạt nhòa giây phút xa nhau
Giọt quay quắt nhớ, giọt sầu lắt lay

28.9.2010
Hoahuyen




Thứ Năm, 23 tháng 9, 2010

748. RÕ THẬT VAI HỀ

748.
RÕ THẬT VAI HỀ

Đã đóng vai hề giả ngọng ngơ
Lại còn vênh mặt dám bình thơ
Chửi vung xích chó tài siêu thực
La toác gông trâu giỏi mộng mơ
Kén ở trên long, lòi kẽ tóc
Kim trong bọc kín, lộ chân tơ
Osín nói đại cần chi giấu ?
Khoác lác ta đây rõ thật khờ

23.9.2010
Hoahuyen

undefined

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010

747. Oan "chồng... Thị Kính"

747.
Oan "chồng... Thị Kính"

Địa danh đèo cón(*) thật... như đùa
Tại nick name người(**) nói lái chua
Khoác lác ngáy đèo dai động đậy
Ba hoa đội tú giỏi đong đưa
Công còn chưa ngủ mê cò cử
Kiếng chửa thèm đeo khoái kéo cưa?
Chỉ tại tâm hồn lai láng... quậy
Oan "chồng Thị Kính" tím hoa mua

21.9.2010
Hoahuyen
[@more@]
Bài họa 1:

KHÔNG ĐỀ

Một cái địa danh cứ tưởng đùa,
Tên quê vừa đắng lại vừa chua.
Tình ngay nhưng họ cho là lái,
Ý tốt thì người khéo đẩy đưa.
Mới một tên đèo đã phát khiếp!
Còn ba chiếc nữa hãi hay chưa?
Yêu quê, muốn nhắc tên quê mãi,
Lại bị hiểu sang chuyện bán mua.

Tùng Minh

Ảnh chụp tại chân đèo Cón nơi tiếp giáp Phú Thọ- Sơn La. Từ trái sang: Thu Hương, Đào Đỉnh, Cầm Sơn, Đỗ Dũng và dhq.

(*)Trên đường Phù Yên Sơn La có một cái đèo , không biết từ bao giờ đã mang cái tên : Đèo Cón - Con đèo dài gần chục cây số quanh co trên quốc lộ 32C nối Phú Thọ với Sơn La, thuộc địa bàn xã Thu Cúc (Tân Sơn- Phú Thọ ). Nằm trên những vực sâu hun hút chết người thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, nơi đây có thời được cánh lái xe đường dài gọi là đèo “tử thần” xảy ra nhiều vụ TNGT thảm khốc...



Khen ai rõ khéo đặt tên đèo
Đèo Cón ai lên chẳng phải leo
Thấp thoáng lùm cây quanh núi úp
Lơ thơ lạch nước mép xanh rêu

Đèo cao vực thẳm thông khe suối
Rừng rậm xanh um tiếng nước reo
Mỏi gối chân chồn đừng ham hố
Leo lên Đèo Cón để xem đèo
...

Leo lên Đèo Cón xem đèo
Thấy cái "Vòi nước trong veo" lại buồn !

" St "

(**) nick name của anh Tùng Minh trước đây là "Đèo Cón" nay đã đổi là Nốt nhạc rừng

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2010

746. Điện Ảnh Việt sẽ về đâu?


746.
Điện Ảnh Việt sẽ về đâu?

Trên trăm tỷ đấy, ít gì đâu?
Phim Việt ai xem cũng tưởng Tàu
Lời thoại "Tần vương" nghe phát ngán
Phục trang "Tào tháo"...ngó thêm sầu
Cầm cân ngớ ngẩn bầy tham nhũng
Nảy mực ngu si... lũ mọt sâu
"...Đường tới Thăng Long"(*) thành vết nhục
Hỏi nền Điện Ảnh sẽ về đâu?

20.9.2010
Hoahuyen
(*) Tên đầy đủ phim ""Lý Công Uẩn - Đường đến thành Thăng Long" - do Công ty cổ phần truyền thông Trường Thành, Hà Nội hợp tác với EASTV Hồng Kông đồng sản xuất đang bị phê phán khá gay gắt.

[@more@]

"Lý Công Uẩn - Đường đến thành Thăng Long" hay "Tần Thủy Hoàng kinh lý phương Nam"?

2010-09-18

Bộ phim truyền hình Lý Công Uẩn - Đường đến thành Thăng Long được Công ty cổ phần truyền thông Trường Thành, Hà Nội hợp tác với EASTV Hồng Kông đồng sản xuất đang bị phê phán khá gay gắt.

Photo courtesy of dantri.com.vn

Phim Đường tới thành Thăng Long được quay ở Trung Quốc, hóa trang bởi Trung Quốc và do đạo diễn Trung Quốc thực hiện

Theo thông tin chính thức thì trước đây Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã đồng ý đưa bộ phim truyền hình "Lý Công Uẩn-Đường tới thành Thăng Long" vào nội dung của chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội và giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm nội dung tư tưởng của phim (Dân Trí ngày 04 tháng 2 năm 2010).

Không đúng với chính sử

Vị trí quan trọng của bộ phim đã khiến người ta quan tâm, hay còn điều gì khác làm cho dư luận chú ý, đến nỗi bộ phim đang được duyệt xét lại tại Hội đồng duyệt phim của Cục Điện ảnh, và theo báo chí cho biết, thì bộ phim bị đề nghị cắt bỏ nhiều đoạn vì không phù hợp với chính sử. Trong khi đó, dư luận lên án bộ phim là mang đậm bản sắc Trung Quốc.

Theo tiết lộ của báo giới thì nội dung bộ phim có vấn đề. Về nhân vật Lê Long Đĩnh, nhiều chi tiết cần phải thay đổi. Việc Lê Hoàn lên ngôi và cuộc kháng chiến chống Tống, sự kiện Lê Hoàn đánh Tống được ghi trong sử như một trong những trận đánh oai hùng tại sông Bạch Ðằng, Tây Kết... lại được thể hiện trong phim không đúng với chính sử... những viên sạn này không những làm ý nghĩa bị lệch lạc mà còn hướng dư luận tới những quan ngại sâu hơn về một âm mưu nào đó cốt lấy phim này để nhấn mạnh đến vai trò lịch sử có liên hệ đến phương Bắc.

Theo ông Trịnh Văn Sơn - Giám đốc công ty Trường Thành, người viết kịch bản cho bộ phim, thì sau khi nghe ý kiến từ hội đồng duyệt phim của Cục Điện ảnh, công ty đã cắt bỏ và chỉnh sửa những chi tiết lịch sử theo yêu cầu của hội đồng.

Câu hỏi đặt ra là liệu việc cắt bỏ này có làm cho bộ phim mang một nội dung khác đi hay không trong khi hình thức không làm sao thay đổi được? Đây là bộ phim lịch sử Việt nam, khắc họa lại một thời đại vừa huy hoàng vừa có nhiều kịch tính, nhưng lại được giao cho dàn đạo diễn người Trung Quốc, thì dù họ có tài năng cách mấy, nhưng tâm tình, văn hóa, cảm nhận hồn phách của dân tộc liệu có đủ để nâng cao linh hồn bộ phim lên cao như kỳ vọng hay không?

Ngôn ngữ phương Nam khi được người phương Bắc diễn giải liệu có mất đi cái cốt cách, cái phong thái được vun bồi từ miếng ăn, cách mặc, cộng với văn hóa nói cười của phương Nam hay không? Người xem phim nhận ra điều này không khó nhưng lạ một điều, ê kíp làm phim hình như phó thác một cách tự nguyện cho phía Trung Quốc giải quyết mọi việc.

Rập khuôn trang phục Trung Quốc

phim-thang-long-305.jpg Bối cảnh phim Đường Tới Thành Thăng Long được dàn dựng tại trường quay Hoàng Điếm, Trung Quốc. Photo courtesy of Pháp Luật TPHCM. Nói về các khó khăn này, họa sĩ Phan Cẩm Thượng- người chịu trách nhiệm tư vấn mỹ thuật cho bộ phim cho biết:

"Do hoàn cảnh bộ phim quay ở bên Trung Quốc, đạo cụ Trung Quốc bối cảnh, trường quay và đạo diễn cũng là Trung Quốc, chỉ có diễn viên và một ít đạo cụ là Việt Nam thôi vì vậy để giữ một hình ảnh thuần Việt thì rất là khó.

Các đạo diễn hay họa sĩ Trung Quốc có dẫn chúng tôi đi chọn bối cảnh hay đạo cụ sao cho nó phù hợp với Việt Nam, thế nhưng trên thực tế để chọn cái gì như của mình thì rất khó vì nói chung, bối cảnh của họ đều rất rộng lớn không giống với mình, kiến trúc nhỏ bé hơn vì vậy buộc chúng tôi phải chọn khung cảnh giản dị, nhà cửa hơi thấp một chút với phong cách thời Tần thời Hán...tuy vậy so với nước ta thì nó vẫn còn to lắm.

Riêng về trang phục thì có một họa sĩ lo đó là cô Đoàn thị Tình nhưng khi sang bên đó thì người Trung Quốc họ may. Trang phục của ta thì đều chép sách của Tàu. Tuy quy cách cũng như thế nhưng tôi không hiểu thời xưa thì như thế nào.

Tuy nhiên khi bản vẽ đến tay thợ may Trung Quốc thì họ cứ theo truyền thống của họ họ làm. Có nhiều cái họ làm theo ý họ chứ không theo ý mình do đó mà gặp rất nhiều khó khăn. Một vấn đề nữa là hoàn cảnh địa lý, thời tiết ở Trung Quốc rất lạnh, nếu mặc như người mình thì có thể ốm do đó bị buộc phải mặc thật dày vì vậy nó làm cho hình ảnh văn hóa của mình suy giảm đi rất nhiều."

Họa sĩ Phan Cẩm Thượng cũng cho biết Hoa văn và trang sức là một vấn đề lớn, nếu sáng tác theo ý của Việt nam thì phải chi nhiều tiền, thợ Trung Quốc sẽ làm được hết, chỗ nào không làm được, họ cứ đưa hoa văn Trung Quốc vào. Riêng thiết kế trang sức và tóc đều có một họa sĩ riêng để lo việc này.

Khi được hỏi liệu bộ phim nếu nhìn một cách cởi mở có thể hiện được một nét gì đó của Việt Nam hay không, Giáo sư Lê Văn Lan, người nhiều năm nghiên cứu về Trung Quốc thẳng thắn nói:

"Không, không thể hiện được gì cả. Thí dụ như cái tóc búi ngược lên đỉnh đầu rồi buộc cái khăn vào đấy. Thế rồi cái áo mà lại cài bên phải, cài bên trái thì tất cả những cái đó, đặc biệt những người phụ nữ thì lại mặc quần. Chúng ta biết chắc rằng đồng bào ta ở Việt Nam, thời Lý thời Trần thì mặc váy. Tất cả những điều đó nói cụ thể về chi tiết thì nó không phải là trang phục của người Việt Nam thời Lý."

Tất cả những điều đó nói cụ thể về chi tiết thì nó không phải là trang phục của người Việt Nam thời Lý. Thế còn cung điện Việt Nam như chúng tôi theo dõi, đặc biệt là ở Hoa Lư và ở Thăng Long thế kỷ 10 thế kỷ 11 thì không hề có thế.

GS Lê Văn Lan

Theo báo chí được xem bộ phim cho biết thì về phục trang bộ phim cố gắng gây ấn tượng nơi khán giả qua màu sắc rực rỡ của trang phục. Đạo diễn đã không ngần ngại sử dụng các mũ mão cân đai của vua chúa Trung Hoa các thời đại để bắt Lý Công Uẩn đội những chiếc mũ có "mái che" rất giống mũ của... Tần Thủy Hoàng. Các nhà làm phim lập luận rằng vua nước ta rập khuôn trang phục của hoàng đế Trung Hoa trong thời gian đó.

Tuy nhiên, theo báo chí dẫn lời ông Phạm Hoàng Quân, một nhà Trung Quốc học cho rằng rất khó có khả năng Lê Đại Hành, Lý Thái Tổ "bệ nguyên" mũ của vua Trung Quốc: "Triều đình Trung Hoa không khi nào chịu cho vua một nước "đàn em" mặc vương phục và đội mũ y hệt vua của họ, vì với họ, mũ mão của hoàng đế là để thể hiện uy quyền của "Thiên Tử". Vua nước ta có muốn sử dụng theo cũng phải chế lại".

Không riêng gì nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân, nhìn dưới góc độ chuyên môn GS Lê Văn Lan cũng nhận xét:

"Cái mũ gọi là mũ bình thiên là của người Tàu. Chúng ta có những tài liệu cụ thể vua quan ở ta thời ấy thì đội mũ áo kiểu gì? Không phải là cái kiểu mà bộ phim diễn tả.

Cung điện cũng không, vì đây là cung điện của Trung Quốc mà Trung Quốc từ thời trước Tần Hán thì mới có kiểu cung điện ấy. Thế còn cung điện Việt Nam như chúng tôi theo dõi, đặc biệt là ở Hoa Lư và ở Thăng Long thế kỷ 10 thế kỷ 11 thì không hề có thế."

Hồn Việt?

ly-cong-uan-200.jpg Diễn viên Tiến Lộc và tạo hình nhân vật Lý Công Uẩn. Photo courtesy of Pháp Luật TPHCM. Tuy nhiên không phải ai cũng cùng quan điểm cho rằng bộ phim lai căng. Một trong những người bênh vực bộ phim là GS.TS Đinh Xuân Dũng, hiện là Ủy viên thường trực hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương, cũng là người cố vấn nội dung cho bộ phim nói rằng với tư cách là người trực tiếp đọc kịch bản và xem đầy đủ 19 tập phim Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long, GS.TS Đinh Xuân Dũng cho rằng bộ phim đã thể hiện sinh động với một tình cảm sâu sắc, một thái độ trân trọng với lịch sử.

Thành công của bộ phim là đã dùng ngôn ngữ điện ảnh để phản ánh trung thực và những nét cơ bản của lịch sử giai đoạn tuy không dài nhưng hết sức quan trọng của dân tộc đó là thời kỳ đầu của nền độc lập tự chủ dân tộc: thời Đinh - thời Tiền Lê - thời Lý, khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư tới Đại La, mở ra một thời đại mới, thời kỳ phát triển của đất nước.

GS.TS Đinh Xuân Dũng cũng nhấn mạnh rằng ông đã từng có cuộc trò chuyện với các nhà làm phim Hàn Quốc. Họ nói với ông rằng phim lịch sử là sự tái hiện lại lịch sử bằng cách nhìn của người đương đại để từ đó, có thể rút ra những bài học từ lịch sử cho hôm nay. Bộ phim này đã cố gắng để làm được điều đó.

Chúng tôi đem nhận định của GS Dũng để hỏi ý kiến đạo diễn Đỗ Mạnh Tuấn, một người học trò cũ của ông, đạo diễn Tuấn nói:

"Nó có hai vấn đề, một là ông Đinh Xuân Dũng là thầy dạy của tôi, ông ấy cũng dạy khôn tôi rất nhiều trong cuộc sống cho nên phản biện ông ấy thì cũng hơi khó cho tôi.

Thật sự là dù là diện mạo, hay quần áo hay thế nào đấy thì cốt cách dân tộc nó phải toát lên. Chẳng hạn ngày xưa các cụ ta dùng chữ Nôm cũng là của Trung Quốc đấy chứ nhưng tại sao chữ Nôm lại toát lên "Nam quốc sơn hà, Nam đế cư"? Nó chính là cái chí khí, cái dân khí cái hồn Việt. Nó vẫn toát lên được qua cái vỏ ngôn ngữ hay vỏ ngôn ngữ của người khác.

Cái vấn đề ở phim nếu có thì không phải là chuyện quần áo mà là tinh thần văn hóa qua ứng xử rồi lời ăn tiếng nói, qua cách cư xử với sự kiện lịch sử. Từ cách đối xử với vua hay với người thân. Nó không phải chỉ là quần áo mà là cốt cách, là hương thơm văn hóa tỏa ra từ con người...cho nên tôi nghĩ có thể câu nói của ông Dũng có thể nó đang đi vào một hướng khác đối với vấn đề mà chúng ta đang nói."

Ông Trịnh Văn Sơn, người viết kịch bản phim cho rằng Việt Nam chưa có truyền thống làm phim lịch sử, chưa có những phim lịch sử được dư luận ghi nhận... nên cũng chưa có gì để làm đối chứng là phim lịch sử Việt Nam phải thế này, thế kia.

Trả lời câu hỏi này giáo sư Lê Văn Lan cho biết:

"Chúng ta có tư liệu chứ không phải không có, đặc biệt là cái cuối cùng, cái chùa thì nó khác chùa Việt rất nhiều mà thậm chí rất là tệ. Chúng ta đã có đầy đủ những ngôi chùa mà được khai quật từ thời Lý Lê thì nó không hề giống cái chùa nói trong phim này."

duong-toi-thanh-thang-long-250.jpg Cảnh trong phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long. Photo courtesy of thethaovanhoa.vn. Tiến sĩ Đoàn Thị Tình - họa sĩ thiết kế trang phục của phim nói bà không ngạc nhiên khi khán giả phản ứng trang phục trong phim giống Trung Hoa. TS Tình cho rằng Việt Nam chưa có bộ phim cổ trang nào về giai đoạn lịch sử này. Thứ hai, khán giả đã xem quá nhiều phim Trung Quốc và chỉ mới xem qua vài phút chiếu thử nên cảm giác thấy giống là khó tránh khỏi.

TS Tình khẳng định toàn bộ trang phục trong phim là dựa trên chính sử Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí... đến các tác phẩm mỹ thuật, điêu khắc như tượng, phù điêu... còn hiện hữu ở bảo tàng và nhiều di tích đình, chùa... chứ không phải tự bà vẽ ra.

Đặc biệt, khi thiết kế trang phục, TS Tình phải dựa vào các miêu tả của thư tịch cổ và tượng thời Lý tại đình đền và long bào của vua Lý dựa theo tượng vua Lý ở chùa Kiến Sơ, Hà Nội. Còn giáp trụ của tướng lĩnh dựa vào tám pho tượng Kim Cương tại các chùa ở Bắc Ninh, Hà Nam.

TS Đoàn thị Tình nhấn mạnh chúng ta chịu đô hộ 1.000 năm Bắc thuộc, đặc biệt ở các triều đại này chịu sự xâm lược của nhà Tống nên trang phục giống Trung Quốc cũng là lẽ đương nhiên. Nhưng nó cũng chỉ tương đồng ở kết cấu, còn họa tiết thì đều đã được Việt hóa. Bà Tình nhấn mạnh là giống chứ không phải rập khuôn.

Giáo sư Lê Văn Lan trả lời câu khẳng định của TS Đoàn Thị Tình như sau:

"Tôi là người duyệt cái cuốn sách của bà ấy đang in về trang phục Thăng Long Hà Nội nhân dịp đại lễ kỷ niệm này. Chính trong quyển sách đó tôi đã chỉ ra cái nào bà ấy viết đúng cái nào là viết không đúng. Những cái đúng nó nói ngược lại cái lời của bà ấy.

Khi viết sách thì bà ấy dẫn ra được khá nhiều tư liệu để chứng minh cái thời ấy người ta như vậy. Bây giờ thì bà ấy lại nói ngược lại với quyển sách bà ấy sắp in do tôi duyệt."

Thứ hai về mặt nghệ thuật thì nó phải thể hiện, phải mang được văn hóa Việt Nam nhất là chúng ta đang khuyến khích dùng hàng nội, đang làm các thứ để đề cao dân tộc Việt thì những thành phần chính nhất phải là người Việt.

ĐD Lê Đức Tiến

Đạo diễn Lê Đức Tiến, nguyên giám đốc hãng phim Giải phóng, và giám đốc hãng phim truyện Việt Nam chia sẻ ý tưởng của ông khi làm một bộ phim lịch sử:

"Một bộ phim tôi nghĩ nó phải có hai yếu tố, thứ nhất là kịch bản, nội dung phim nó phải mang được tính lịch sử, phù hợp với ngày kỷ niệm, nó có cái sự tự hào về lịch sử cha ông mình.

Thứ hai về mặt nghệ thuật thì nó phải thể hiện, phải mang được văn hóa Việt Nam nhất là chúng ta đang khuyến khích dùng hàng nội, đang làm các thứ để đề cao dân tộc Việt thì những thành phần chính nhất phải là người Việt.

Tôi mong muốn bộ phim nó chiếu trong dịp này phải có sự hào sảng, tự hào không những về lịch sử mà tự hào về khí phách của người Việt kể cả khí phách của con người làm phim phải dũng cảm, bên cạnh tay nghề lòng yêu nước."

Theo dự kiến của các nhà sản xuất thì bộ phim này không những chỉ trình chiếu trong nước nhân dịp Ngàn Năm Thăng Long mà sau đó sẽ chào hàng tại các nước ASEAN và một số nước châu Âu.

Dư luận lo ngại rằng với hình ảnh và nội dung như vậy, thì điều gì sẽ xảy ra nếu có một khán giả ngoại quốc nào đó khi xem phim xong, hỏi nhà sản xuất rằng liệu có sự nhầm lẫn nào khi đặt tên cho bộ phim này hay không. Lẽ ra nó phải mang tên "Tần Thủy Hoàng kinh lý phương Nam" mới phải?

Theo dòng thời sự:
_____________________________
Bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long (Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành sản xuất) theo dự kiến sẽ lên sóng vào tháng 9-2010 nhưng đến nay vẫn chưa được cấp phép trình chiếu.

Sau khi xem 19 tập phim, Hội đồng Duyệt phim Quốc gia cho rằng bộ phim mang đầy yếu tố Trung Hoa và yêu cầu đoàn làm phim phải lược bỏ bớt những bối cảnh đậm chất Trung Hoa trong phim. Bộ phim chỉ được phát sóng sau khi đã sửa chữa xong theo yêu cầu của hội đồng, đây là một công việc đòi hỏi rất nhiều thời gian.

Đoạn quảng cáo của bộ phim cũng dấy lên nhiều ý kiến phản đối. Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng bàng hoàng: "Mới xem qua thôi mà tôi đã thấy hãi, nếu không nói kinh hoàng! Từ trang phục cho đến cảnh quan, từ áo mão cho đến búi tóc, hình ảnh toát ra cho ta thấy: Đây là một phim Trung Quốc, chẳng khác gì những phim lịch sử Trung Quốc khác mà đông đảo người Việt Nam quen xem. Lời bình nhắc nhở diễn viên là người Việt Nam nhưng bất cứ ai chưa thấy họ trên phim Việt Nam đều nghĩ ngay họ là người Tàu, chỉ trừ cô gái và chiếc áo tứ thân. Đậm đà bản sắc dân tộc mà như thế ư?".

Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long mang đậm nét phim cổ trang Trung Hoa từ cảnh quan, trang phục.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thì bức xúc nói: "Nếu tôi là bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, tôi sẽ cấm chiếu bộ phim này trên toàn cõi Việt Nam, bất kể trên truyền hình hay rạp".

Bộ phim được thực hiện với kinh phí trên 100 tỉ đồng; ê kíp làm phim gồm rất nhiều đạo diễn đình đám của phim trường ở Trung Quốc như đạo diễn Cận Đức Mậu (phim Tuổi trẻ Bao Thanh Thiên), đạo diễn Triệu Lôi, thuê trường quay Hoành Điếm, Trung Quốc và hàng trăm diễn viên quần chúng người Trung Quốc...

(Theo blog của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện)



Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2010

745. Trải lòng ngẫm ngợi linh tinh


745.
Trải lòng

Mai rồi đá cũng xanh rêu
Lục bình tím ngát nhuộm chiều hoàng hôn
Quắt quay tiếng nấc cô đơn
Xác thân quạnh quẽ héo hồn đìu hiu

Động lòng đốt lửa cô liêu
Hong tình, phơi nghĩa trăm điều xót xa
Nào ai mộng áo cà sa?
Lên chùa mơ quét lá đa... buông tình?

Nửa đời trải lắm nhục vinh
Ru lòng cắc cớ: tại mình thiu duyên?
Ai không có lúc tỉnh, điên?
Mưa đêm té sấp ưu phiền lênh lang

Thử lòng nhau lúc gian nan
Bè trôi, bạn đọng dối gian tỏ tường
Ai rồi chẳng ngửi hoa - hương
Trần gian cõi tạm, thiên đường chu du

18.9.2010
Hoahuyen

Thứ Năm, 16 tháng 9, 2010

744. Chúc mừng sinh nhật


744.
Chúc mừng sinh nhật

Hoa lục bình tim tím
Lênh đênh kiếp phong trần
Sắc màu hoa giản dị
Không kém phần kiêu, xinh

Nửa đời người OANH liệt
Đã từng trải nhục vinh
Giỏi đối nhân xử thế
Ghét, yêu cháy hết mình

Mừng Kim Oanh sinh nhật
Thêm tuổi lại càng xinh
Tâm hồn em lãng mạn
Như ngọn nến lung linh

Hoahuyen

Thứ Hai, 6 tháng 9, 2010

743. TRỌNG TRÁCH THẦY CÔ


743.
TRỌNG TRÁCH THẦY CÔ


Xin thầy hãy dạy các con tôi
Biết cách làm CON, xử thế NGƯỜI
Hậu giỏi hành văn... nền dựng nước
Tiên hay học lễ... móng xây đời
Xin đừng giấy trắng bôi nhem nhuốc
Chớ để mầm non bẩn vấy hôi
Lợi ích trăm năm trồng giống tốt
Tương lai dân Việt rạng danh ngời

Hoahuyen