Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2010

695. Ai chê bảo lão già ?

695.
AI CHÊ BẢO LÃO GIÀ?

Mười bẩy(1) ai chê bảo lão già?
So ông bành tổ chớm đề đa
Ngáy đèo thủ pháp rèn tươi má
Đội tú bài công luyện mượt da
Sướng được câu hay lời phảng phất
Vui khi tứ đẹp ý ngân xa
Đã vang danh cuội sao không cuội ?
Xuống lỗ thằng nào chẳng xác ma?

Hoahuyen
28.01.2010

(1)một cách nói lái (17 = 71 )

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2010

Lại thêm một chuyến ngao du

Lại thêm một chuyến ngao du

Một chuyến ngao du có mấy ngày
Hưng Yên - Hà Nội - Hải Phòng bay
Ngả nghiêng trời đất thơ hòa rượu
"Nhắm" với nụ cười, ánh mắt... say

Hoahuyen

Hà Nội - Dự Đám cưới con gái Bạch Dương



693.
Mừng hạnh phúc hai cháu
THANH THỦY & HÀ LINH

Chúc mừng hai cháu Thủy - Hà Linh
Mãi mãi yêu nhau sống hết mình
Rể quý tài hoa tâm hiếu thảo
Dâu hiền đảm giỏi nết ngoan xinh
Thông gia hai họ duyên nồng thắm
Quyến thuộc đôi bên nghĩa vẹn tình
Tổ ấm gia đình chan hạnh phúc
Cháu con thành đạt... suốt đời vinh

Hoahuyen (682)
23.01.2010






Thăm nàng Thu Phong



HƯNG YÊN
Chia tay lưu luyến Thanh Chung tại Phố Nối


Mơ hài của cám

Bắt tay rồi lại... bắt chân
Theo nhau đến tận Tương Bần Hưng Yên
Thì ra cũng lắm chàng... điên
Mơ hài của cám và nghiền đá chanh

hehehe





Thăm Mẹ Hoahuyen và nghiêng ngó Chùa Chuông






HẢI PHÒNG - HỌP MẮT ANH EM BLOGER

694.
Kỷ niệm với Hải Phòng

Một chuyến ngao du có mấy ngày
Hải Phòng lưu luyến phút chia tay
Bài ca bạn hát âm trần bổng
Chất giọng tôi ngâm điệu ngất ngây
Mạng ảo giao lưu tình đọng mãi
Bên nhau đối ẩm rượu vơi đầy
Ngả nghiêng trời đất thơ hòa tỉu
"Nhắm" với nụ cười, ánh mắt... say

Hoahuyen
22.01/2010

undefined


undefined


undefined

undefined




Tổng quát tất cả hình ảnh chuyến đi Hà Nội - Hưng Yên - Hải Phòng

241. QUÊ HƯƠNG TÔI

QUÊ HƯƠNG TÔI

Nổi tiếng Hưng Yên đất nhãn lồng.
Vùng quê bát ngát lúa sai bông.
Đầm sen nở trắng... hoa thơm ngát.
Bán nguyệt hồ soi... bóng áo hồng.
Táo chín sai cành, ong vạn tổ.
Ngô non nặng bắp, cá đầy sông.
Xa quê trĩu nặng lòng nhung nhớ.
Chốn ấy trong lòng mãi ngóng trông.

Quê ơi! nhớ quá ngóng chờ trông.
Một dịp về thăm lại bãi sông.
Mía ngọt chen chân trong ruộng cạn.
Khoai thơm lúc nhúc bãi Sông Hồng.
Thăm chùa Phố Hiến đông người viếng.
Vãng cảnh làng quê lắm trái bông.
Mãn nguyện trong lòng khi gặp lại.
Cô em ánh mắt... hạt nhãn lồng.

Hoahuyen (241)


Nhân dịp Anh HĐQ sẽ về thăm "Côn Sơn Kiếp bạc" và thăm "U" của Hoahuyen đang sinh sống ở Thành phố Hưng Yên trong vài ngày tới - Hoahuyen sưu tầm giới thiệu với các bạn về quê hương của mình :

[@more@]Sưu tầm giới thiệu
Đầu xuân, tìm về cội nguồn Côn Sơn - Kiếp Bạc - Nằm cách Hà Nội chừng 80km, khu di tích lịch sử Côn Sơn - Kiếp Bạc (huyện Chí Linh, Hải Dương) gắn liền với tên tuổi các anh hùng, danh nhân văn hóa đất Việt như Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi. Cái hấp dẫn du khách thập phương trước hết vì Côn Sơn là một vùng danh lam cổ kính nổi tiếng. Khoảng 600 năm trước, Nguyễn Phi Khanh (thân phụ Nguyễn Trãi) đã mô tả: Khói đầu non, ráng ngoài đảo, gấm vóc phô bày, hoa dọc suối, cỏ ven rừng, biếc hồng phấp phới. Bóng mát để nghỉ, chỗ vắng để ngồi, mùi thơm để ngửi, sắc đẹp để xem.


Ngày nay, di tích Côn Sơn được tu tạo và bổ sung thêm nhiều nét mới, khiến phong cảnh càng thêm thơ mộng và huyền diệu. Du khách đến Côn Sơn vào bất cứ mùa nào cũng thấy không khí mát lành, bởi nơi đây có tấm thảm thực vật lý tưởng. Vào những ngày đầu xuân mưa lất phất, cây cối đua nhau nảy lộc, trời đất Côn Sơn hòa quyện với nhau. Đi dưới mặt đất mà tay như với được những áng mây bồng bềnh. Leo lên sườn núi, bước chân du khách lẫn trong mây.

Đã đến Côn Sơn, du khách không thể không leo lên sườn núi Kỳ Lân thơ mộng. Tương truyền, vào một sớm mùa thu, có một số thi nhân rẽ cỏ, vén hoa tìm đường lên núi. Trên đường đi, họ nghe như có tiếng nói, cười lao xao từ đỉnh núi vọng xuống. Nhưng đến nơi tịnh không một bóng người, chỉ thấy một bàn cờ đang đánh dở. Đứng ở đỉnh núi cao giữa bao la đất trời, mọi người cho rằng các tiên đã xuống đây chơi cờ, múa hát, khi thấy người vội bỏ đi không kịp mang theo bàn cờ. Vì thế, đỉnh núi được gọi là Bàn Cờ Tiên.



Còn sườn bên phải núi Kỳ Lân, nơi Nguyễn Trãi dựng nhà dạy học, nay vẫn còn dấu tích nền nhà xưa cùng với phiến đá lớn mà nhân dân địa phương thường gọi là Thạch Bàn, hay còn gọi là hòn đá năm gian (rộng bằng 5 gian nhà), nơi Nguyễn Trãi từng ngồi ngâm ngơ, đọc sách.

Kiếp Bạc nằm trên một khu đất bằng giữa thung lũng núi Rồng. Tam quan đền Kiếp Bạc như bức cuốn thư "Lưỡng long chầu nguyệt" thật bề thế. Hơn 700 năm trước, đây là nơi Trần Hưng Đạo hội quân sau chiến thắng. Ngày trên sông đông vui. Đêm về trên sông càng tưng bừng. Đèn treo, hoa kết, mở hội hoa đăng trong mấy ngày liền. Người ta thả đèn, thả những khúc chuối trên cắm nến và vàng hoa. Đèn màu xanh đỏ, nến sáng bập bùng, trôi nổi theo con sóng xuôi về biển. Người xem hội như được trở về chốn cũ vườn xưa với những danh tướng, những binh sĩ đời Trần.







Đền Kiếp Bạc nhìn ra con sông Thương (còn gọi là sông Lục Đầu). Thời Trần, nơi đây là bến Bình Than. Đi thuyền trên sông Bình Than lịch sử. Giữa dòng, còn đó cồn cát dài 200m, gọi là Cồn Kiếm, do Trần Hưng Đạo để lại thanh kiếm báu cho đời sau giữ gìn Tổ quốc. Sau lưng đền Kiếp Bạc, là núi Trán Rồng sừng sững, bên tả có núi Bắc Đẩu, bên hữu là núi Nam Tào ba bề ôm lấy Kiếp Bạc hùng vĩ.

Bài: Nguyễn Thịnh Ảnh: L.L

_______________________________________________________

Phố Hiến (Hưng Yên)

Rất nhiều người Việt Nam biết câu "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến". Kinh kỳ là thủ đô Hà Nội ngày nay. Phố Hiến nay là thị xã Hưng Yên của tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội gần 60 km.

Từ Hà Nội đi theo đường số 5, đến phố Nối, rẽ theo đường 39A qua những cánh đồng ngô lúa, những rặng nhãn um tùm là đến Phố Hiến.

phohien.gif (20524 bytes)

phohien.gif (20524 bytes)

Từ thế kỷ 13, Phố Hiến đã là một thương cảng. Thế kỷ 15 trở đi những tàu buôn của Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Anh, Pháp đã cập bến Phố Hiến.

Nhưng vì sông Hồng ngày càng lùi xa, Phố Hiến nhường dần vị trí thương cảng cho Hải Phòng, mà giữ lại cho mình những giá trị văn hoá lâu đời. Phố Hiến ngày nay còn gìn giữ được một quần thể kiến trúc cổ gồm 60 di tích lịch sử, 100 bia ký và nhiều đền chùa. Phố Hiến có một đặc sản nổi tiếng cả nước là nhãn lồng (gọi là nhãn lồng vì cây nhãn rất nhiều quả, người ta phải làm lồng bảo vệ cho chùm quả để chim chóc không ăn được). Nhãn lồng cùi dày, vỏ mỏng, hạt nhỏ, ăn ngọt mát như chè đường. Xưa kia nhãn lồng Phố Hiến đã được chọn để tiến vua. Cây nhãn tổ có từ thế kỷ thứ 16, nay vẫn xum xuê cành lá.

Ðến thăm Phố Hiến, bạn không nên quên vào chợ Phố Hiến, một chợ quê hoàn toàn yên ả như mặt nước hồ bán nguyệt ở trung tâm Phố Hiến.

Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến
(Nguyễn Bắc)

Đã có thời phố Hiến là thương cảng, trung tâm thương mại lớn nhất của Đàng Ngoài. Ngày nay, phố Hiến là một phần thị xã Hưng Yên với hàng trăm di tích đang cần được bảo tồn, tu bổ.

Năm 1673, con tàu mang tên Groll do Karl Hartsink chỉ huy đến phố Hiến mang theo số tiền 200.000 gulden (tiền Hà Lan thời đó) để "tạo quan hệ và xây dựng thương điếm" được ghi nhận là con tàu đầu tiên của Hà Lan đến Đàng Ngoài. Karl Hartsink cũng trở thành giám đốc đầu tiên của thương điếm trong thời gian 1637-1640. Ngoài tàu Groll, trong bốn năm K. Hartsink làm giám đốc thương điếm còn có bảy chuyến hàng khác qua lại buôn bán. Người Hà Lan buôn bán với Đàng Ngoài chủ yếu trao đổi bạc lấy tơ sống hoặc tơ đã dệt, quế, sa nhân và đưa sang Nhật tiêu thụ. Việc buôn bán giữa các thương nhân được thực hiện tại các thương điếm (hiệu buôn). Thương điếm được xây dựng như những khu quân sự, có hào bao quanh với lính bảo vệ, ngay sát bến thuyền nhưng lại xa khu dân cư.

Sau người Hà Lan, người Anh cũng đến phố Hiến và dựng lên các thương điếm, hoạt động trong thời gian 1672-1770. Tài liệu lưu trữ của Công ty Đông Ấn (Anh) ghi lại, chỉ riêng từ năm 1672 đến năm 1677 đã có 41 lần tàu nước ngoài đến và đi từ phố Hiến.

Hàng nhập khẩu gồm đủ loại, trong đó có một số hàng xa xỉ phẩm cho vua chúa, vũ khí và vật liệu chế thuốc súng, đồng, vàng bạc, thuốc Bắc và hàng dệt Trung Quốc. Hàng xuất gồm một số sản phẩm tự nhiên, chủ yếu là hương liệu, tơ sống, hàng dệt bằng tơ, đồ gốm sứ, đồ gỗ sơn..., nhiều nhất là tơ tằm. Hàng nhập khẩu được chuyển về Thăng Long bằng đường sông và tỏa đi các nơi.

Buôn bán phát triển, tàu thuyền tấp nập từ phố Hiến về Thăng Long cùng với số thương nhân nước ngoài ngày một nhiều tại kinh thành. Có lẽ lo ngại trước sự ảnh hưởng của người nước ngoài tại kinh thành, đầu thế kỷ 18, Chúa Trịnh đã chủ trương ngăn cấm việc ra vào tự do của ngoại kiều. Năm 1717, Chúa Trịnh Cương quy định những người Hoa mới sang bằng đường thủy phải cư trú ở Lai Triều (thị xã Hưng Yên ngày nay). Quy định này đã tạo một "làn sóng" người Hoa đến phố Hiến làm ăn sinh sống, góp phần tạo điều kiện cho phố Hiến trở thành thương cảng sầm uất nhất của Đàng Ngoài thời đó.

Người Hoa đến phố Hiến chủ yếu từ các tỉnh miền Nam Trung Quốc, đông nhất là Phúc Kiến và cả những người đang buôn bán tại Vân Đồn.

Thương nhân người Hoa đã nhanh chóng hòa nhập vào cộng đồng người Việt, lập ra các phố Bắc Hòa Thượng, Bắc Hòa Trung, Bắc Hòa Hạ, Đông Đô, Quảng Hội để giữ gìn bản sắc văn hóa và bảo vệ nhau trong kinh doanh. Tại phố Hiến, người Hoa chủ yếu làm nghề y, bán thuốc Bắc, vải vóc, mật và mua tơ lụa để buôn bán với người Nhật. Cộng đồng người Hoa lúc đông nhất đến làm ăn sinh sống ở phố Hiến vào khoảng 1.000 người.

Người Nhật cũng đến buôn bán khá sớm và khá đông, chỉ sau người Hoa. Những tên phố như Bắc Hòa, Nam Hòa là chứng tích ba cộng đồng người Hoa, Nhật, Việt cùng sinh sống. (Bắc là người Trung Quốc, Hòa là người Nhật). Việc buôn bán của người Nhật được tổ chức chặt chẽ, được cấp giấy thông hành đặc biệt, có dấu son gọi là chu ấn trạng. Số lái buôn người Thái, Mã Lai không nhiều và không để lại dấu ấn gì đặc biệt.


Nguyễn Bắc



Ngày xuân, về Hưng Yên thưởng thức đặc sản cá mòi
( 16/4/2009 )

Ngoài nhãn lồng Phố Hiến, tương làng Bần, nhắc tới Hưng Yên nhiều người nghĩ ngay tới món cá mòi - một thứ đặc sản dân dã chỉ sẵn có vào những ngày xuân.

Xem chi tiết
Nhãn lồng Phố Hiến
( 19/5/2005 )

Nhãn là quà tặng của trời cho đất Phố Hiến. Kỳ lạ thay, cũng là đát bãi sông Hồng mà chỉ có nhãn Phố Hiến mới được coi là vua của loài nhãn. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng mô tả: "Mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho". Những yếu tố vi lượng nào đã làm cho nhãn có hương vị đặc biệt khác hẳn cây nhãn ở những vùng đất khác? Chưa ai khám phá ra điều bí ẩn đó nhưng mời bạn thử đến Phố Hiến vào mùa nhãn nếm thử. Cùi nhãn trong như hổ phách, hạt nhỏ, nước ngọt mát và thơm lạ lùng. Ấy là thứ nhãn nước, loại nhãn đại trà của xứ nhãn, ở đây còn có nhãn lồng, nhãn đường phèn mới thực quý.

Xem chi tiết
Sen
( 19/5/2005 )

Đặc sản của Hưng Yên là nhãn và sen. Nếu như nhãn được tôn vinh là vương giả chi quả thì sen cũng là vương hậu chi hoa. Dọc ven đê sông Hồng từ Văn Giang đến cửa sông Luộc xuống đến tận La Tiến - Phù Cừ, đầm sen bát ngát chạy dài, hương sen lan toả khắp không gian. Cổ nhân ta coi uống trà ướp hương sen là thú vui tao nhã.

Xem chi tiết
Bún thang ( 19/5/2005 )

Bún thang.

Những người Hưng Yên xa xứ mỗi khi về thăm quê hương thường đến Gốc Sanh ăn một bát bún thang cua của nhà hàng Thế Kỷ.

Xem chi tiết
Ếch om Phượng Tường ( 19/5/2005 )

Làng Phượng Tường thuộc huyện Tiên Lữ. Câu ca dao trên lưu truyền từ lâu đời chứng tỏ nó là món ăn tuy dân dã nhưng đã được nâng lên tới mức nghệ thuật trong khoa ẩm thực.

Xem chi tiết
Chả gà Tiểu Quan ( 19/5/2005 )

Ở thôn Tiểu Quan xã Phùng Hưng - Khoái Châu có món chả gà, nổi tiếng một vùng. Cách làm chả rất công phu. Khi thịt con gà, phải chọn chỗ thịt nạc, bỏ hết gân, xương rồi chặt nhỏ cho vào cối giã. Khi giã gần được thì trộn với lòng đỏ trứng gà, nước mắm ngon, hạt tiêu, gừng, mỡ lợn thái hạt lựu rồi giã tiếp. Giã thịt cũng phải cách, nhát nào chắc nhát ấy không để thịt bắn ra ngoài.

Xem chi tiết
Tương Bần
( 19/5/2005 )

Tương ngon phải kể đến tương Bần, tức là sản xuất tại thị trấn Bần yên Nhân , huyện Mỹ Hào. Tương ở đây sánh vàng, thơm ngậy, hạt đỗ được xay nhỏ, nước tương màu cánh gián. Nó được chế biến bằng gạo nếp cái với đỗ tương ta, hạt nhỏ chứa nhiều đạm. Đỗ phải rang với cát, tay đảo đều, lửa đượm, hạt đỗ chín đều lên màu vàng bốc mùi thơm. ủ mốc người ta dùng là khoai, lá sen.

Xem chi tiết

Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2010

Tôi thực sự bị thu hút bởi " Tin nhắn một chiều"


OVCC "Ớt Vẫn Còn Cay"

Tôi thực sự bị thu hút bởi " Tin nhắn một chiều"


Tôi có may mắn được HV nhờ nộp lưu chiểu 20 cuốn "Tin nhắn một chiều" cho NXB Hội Nhà văn (chỗ anh HĐQ) thành ra được HV ưu tiên "rúi" trước cho một tập về xem (nói là rúi vì tập thơ chưa có chữ ký loằng ngoằng của 4 chị chính thức tặng). Tập thơ trang nhã, dày dặn, biên tập khá công phu, đẹp, ít lỗi... và thú thật tôi cũng bận công việc cuối năm chưa có đủ thời gian để đọc, nghiền ngẫm hết tất cả các chuyện của "4 lão bà bà"... chưa dám nói mình đã có cái nhìn tổng quát sâu, nhưng tôi cũng đã kịp lướt qua gần như tất cả các truyện, tản văn và ký của 4 chị ( có chuyện đọc như nuốt từng chữ ) thành ra cũng đã hình dung ra từng gương mặt... Tôi không phải là nhà văn chuyên nghiệp, càng không phải là nhà phê bình, nên chỉ dám phát biểu một vài câu như là "một góc nhìn khác" của đọc giả yêu mến tác phẩm của 4 chị mà thôi.

Khi viết lời tựa cho tập "Tin nhắn một chiều" - Nhà văn Nguyễn Quang Lập đã tóm lại bằng bốn từ ( V= hờn ; C=đau; C=buồn; O=đắng ) đấy là một góc nhìn của Nhà văn NQL và mọi lý lẽ mà ông đưa ra cũng khó mà bắt bẻ... Còn tôi - tôi muốn đặt lại cụm từ OVCC ( ớt vẫn còn cay ) và ở một góc nhìn khác muốn tóm lại bằng bốn chữ T ( O=Tinh; V=Tỉnh; C=Tình; C=Tếu ) vì những lý do sau:

* Thứ nhất nói về O=Kim Oanh: Đây là loại văn TINH ( tinh tế, tinh ranh, có chuyện được viết bằng ngòi bút và thủ pháp tinh quái... cứ như yêu tinh... hehehe )
Trong câu chuyện "Tin nhắn một chiều" có thể tóm lại thế này : có 1 đôi vợ chồng lấy nhau vì thương, sống với nhau vì nghĩa mấy chục năm.... Bỗng một hôm ông chồng gặp lại cô bạn gái cũ chồng đã chết... họ nối lại quan hệ chủ yếu bằng điện thọai nhắn tin, bà vợ biết mà chưa biết làm cách nào để ngăn cản.... thì phát hiện chồng bị ung thư... vào viện điều trị giai đọan cuối, bà vợ chăm sóc chồng vẫn biết hàng ngày sáng 8g, chiều khỏang 5g ông có tin nhắn của bạn gái.... Nhưng bà lờ đi vì thương ông không còn sống được bao lâu, mong cho chồng có những phút giây hạnh phúc trước khi chết.... và đây là một đọan trích mà bà vợ đọc được tin nhắn khi ông đã nằm thoi thóp chờ chết:
Bà run rẩy bật máy lên:
- "Không thấy anh trả lời tin nhắn nữa. Em nghĩ anh đã kiệt sức rồi. Thôi, đi đi anh, cái chết không có gì đáng sợ, chỉ là sự yên nghỉ thôi. Em vẫn ở bên cạnh anh."
- "Em sợ quá và lo thắt ruột anh ạ. Có phải ngày ấy đang đến không anh. Ngày mà tin nhắn đi anh không trả lời nữa ấy".
Bà đi tìm bộ sạc, cắm điện và nhìn những vạch đen chạy đều đều cho đến khi nó dừng lại. Nhón chân lên, bà đặt chiếc điện thoại trên ngực ông, nơi trái tim giằng xé giữa người đàn bà ông yêu và người đàn bà ông thương đã thôi đập.

- Các câu chuyện của chị thường ngắn (có chuyện cực ngắn) nhưng để lại nhiều ấn tượng khó phai như "tin nhắn một chiều" như "anh yêu vẻ lơ đãng của em" các câu chuyện đều có bố cục gọn, thông điệp gửi gắm đều rõ ràng mạch lạc, cách hành văn tưng tửng lôi cuốn người đọc từ chữ đầu tiên đến chữ cuối cùng, hư hư thực thực thể hiện khá rõ nét con người đang làm chủ được ngôn ngữ theo ý mình, nó cho tôi cái cảm giác chị đang có độ chín nhất định trong nghề... biết cách làm cho người đọc hiểu như chị rằng: "quả ngắt vội vàng không bao giờ ngọt" vì thế tôi đánh giá văn chị là loại văn TINH


Nói về V=Hoài Vân: loại văn TỈNH - Tập truyện trình làng chủ yếu là các bài tản văn và ký, đó là trải nghiệm rất thật của một con người từng trải, đi nhiều, hiểu biết rộng viết bằng lý trí tỉnh táo và sáng suốt, phản ánh và lý giải sâu sắc những vấn đề như "Kinh hoàng lễ hội xuân Yên Tử"
Trong không khí "lãng mạn" của lễ hội xuân, bạn luôn thấy thoang thoảng mùi ammoniac và mùi hôi thối bốc lên từ bên đường. Chẳng có gì lạ khi một biển người du xuân mà chỉ có một vài cái nhà... "mất vệ sinh" công cộng...
Đau lòng cho một điểm du lịch sinh thái còn được gọi là Thánh địa Yên Tử bị con người tàn phá và làm ô nhiễm một cách tệ hại và vô ý thức như vậy. Du khách Việt như chúng tôi còn kinh hoàng một đi không trở lại, nữa là du khách nước ngoài...

Còn "Hạt sạn trong bữa tiệc" tác giả tỏ rõ thái độ :"...Tôi có một thói xấu là khi nhìn thấy lỗi chính tả, hay lỗi đánh máy trong sách báo nhất là trong văn chương...là thấy ngứa mắt và khó chịu vô cùng. Và rồi tự dưng tôi chỉ còn nhìn thấy mấy cái lỗi chính tả mà chẳng còn thấy bài văn bài thơ mắc lỗi đó còn gì hay ho nữa. Cái cảm giác giống hệt như đang nhấm nháp sơn hào hải vị chợt nhai phải hòn sạn to đùng mẻ hết cả răng, chỉ còn một cách duy nhất là nhổ miếng ngon trong miệng đi..." - Thế đấy văn của HV chính là văn của người TỈNH

My picture! Nói về C=Lâm Cúc loại văn TÌNH ( Thấm đẫm chữ TÌNH + ĐAU ) - Đọc chị hầu hết những người "yếu bóng vía" thường hay chảy nước mắt vì thương cảm cho những số phận, hay còn gọi là văn ĐAU như NQL cũng đúng, văn NLC ẩn chứa đằng sau nhiều tiếng than khóc và sự nhẫn nhịn - Có lẽ cuộc sống thật ngoài đời chị cũng có chữ NHẪN khá to? ( Nhẫn tiếng hán gồm 2 bộ chữ đó là bộ chữ DAO nằm trên bộ chữ TÂM tạo thành ) người xưa lấy hình ảnh con dao đè lên trái tim ( có thể làm trái tim ứa máu) mà người đó vẫn chịu được thì đó là người đã rèn được đức tính nhẫn nhịn, chính vì thế đọc NLC thường thấy buồn nhiều hơn vui, cam chịu nhiều hơn nổi loạn như các truyện "Bão không đến từ trời" "Bữa tiệc đêm cuối năm", "Hòang Hôn Đỏ" với cảnh người chồng về sớm bắt gặp vợ ngọai tình.... Và án mạng đã xẩy ra như một lẽ đương nhiên... đau đớn
- văn chị là văn TÌNH ĐAU

Nói về C=Thanh Chung: loại văn TẾU hay BI HÀI - My picture! Có lẽ sẽ có nhiều người cùng suy nghĩ như tôi "TC viết khá đều và lên tay trông thấy từng ngày" bởi TC không phải là người sống bằng nghề viết ( như KO hay LC ) chị viết vì nhu cầu muốn được giải tỏa lòng mình, giãi bầy chia sẻ với ai đó muốn lắng nghe chị trên thế giới ảo... TC là người hiểu đời, hiểu sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao - Chị có nền tri thức hiểu biết rộng, môi trường quan hệ rộng với các tầng lớp cao trong xã hội Á, Âu, Phi, Mỹ... Là người rất biết quý trọng thưởng thức những gì mình có, không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, có khả năng cảm thụ văn học nhanh, biết biến nó thành của mình cho cuộc sống vui hơn, hài hước và giàu ý nghĩa hơn - Tôi có cảm tưởng bất cứ trong tình huống nào TC cũng có thể hài hước được, chị có cái nhìn khá thoáng về cuộc sống và con người... luôn thấy "Tỷ thượng bất túc, tỷ hạ hữu dư" tức là " trông lên có thể chẳng bằng ai nhìn xuống thấy nhiều người vẫn còn thua xa mình" và tư tưởng "Tri túc thường lạc" - "Biết đủ lúc nào cũng vui " - Tôi hầu như thích tất cả các truyện mà TC viết nhưng có lẽ thích nhất vẫn là "Chiếc hài của Cám" hay "Vợ của thiên thần" dí dỏm, hài hước, sâu sắc - Chính vì vậy tôi cho rằng văn TC không phải là văn buồn như Nhà văn Nguyễn Quang Lập nhận định mà văn của TC là loại văn TẾU có nhiều lúc BI HÀI

Cảm ơn tất cả các bạn
HOAHUYEN
____________________________________

"Tin nhắn một chiều" đọc rõ hay
Xem ra lọ Ớt Vẫn Còn Cay (OVCC)
Ô hay các ả như men rượu
Để lũ đàn ông... lắm kẻ say

hehehe


MỜI CÁC BẠN XEM HÌNH "NÓNG HỔI" Ở "COM"

undefined

undefined



Những hình ảnh nóng hổi nhất trong buổi ra mắt " Tin nhắn một chiều" đây


undefined


undefined


undefined


undefined



và tiếp đây nữa nha.................


undefined


undefined


undefined


undefined



và tiếp đây nữa nha.................


undefined


undefined


undefined


undefined



và tiếp đây nữa nha.................


undefined


undefined


undefined


undefined


undefined



Trình làng se ri ảnh phóng sự về buổi lễ chào mừng đứa con yêu của Thiền viện tối 15.1.2010


Hớn hở đón lẵng hoa và chuẩn bị đón khách



Làm duyên bên lẵng hoa gửi từ TP hoa phượng đỏ


"Tứ tiểu mỹ nhân" của thiền viện VCCO

Làm duyên với phó nháy trước giờ G


Chào đón những khách quí đầu tiên của Thiền viện


Đời người ai cũng phải sinh 1 đứa con, trồng 1 cây và viết 1 cuốn sách (@ nhà văn Hoàng Đình Quang) (Tứ tiểu cô nương đều đã hoàn thành vượt mức kế hoạch, nhất là trong khoản sinh con.)

Từ TP biển VT đến Vườn Thiên thai dài 130 km và qua 99 cái lô cốt... (@ Nhà thơ Vũ Thanh Hoa) Cả 4 nàng in chung một tập sách. 4 trong 1 và 1 trong 4. Cả 4 nàng có gì đó khá gần nhau mà rất riêng biệt. Nhưng có lẽ điều chung nhất là yêu. Yêu đến đau thương bởi các nàng tự biết lùi, biết ngậm ngải. Bởi các nàng cá tính thích yêu cá tính, và cũng thất vọng vì cá tính. Có lẽ vì thế mà các nàng chơi blogs và trở thành người viết văn lúc nào không hay biết. Văn chương với các nàng không phải để trổ tài mà để giãi bày và chia sẻ. Văn chương làm vợi đau thương và hiện ra khát vọng. Văn chương của các nàng gần gũi như tin nhắn như comment như ngôi nhà ảo giác luôn ấm áp hồn người. Không ngẫu nhiên truyện của nàng nào cũng vương vào điện thoại, tin nhắn, internet... Và đôi khi "tin nhắn một chiều"... (@ Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo phát biểu qua giọng MC gợi cảm của Vũ Thanh Hoa)



Hạnh Duyên truyền cảm đọc thơ tặng của anh Thuận Nghĩa
gửi từ trời Tây
Chẳng một chiều đâu. Một chiều đâu
Vàng rừng hoa ấy mãi thu đầu
Mây nhớ còn vương về tứ phía
Tiếng chim xưa chung cuộc dãi dầu
.
Nắn nót giọt Buồn đất trời thưa
Đau nguồn tịnh độ giữa giao mùa
Hờn gió muôn phương lời cỏ lá
Đắng vòm mơ, thưa với nắng mưa
.
Hỏi phía chiều nao. Phía chiều nao
Văn buồn, văn đắng mãi lao xao
Văn hờn, văn đau còn hội ngộ
Biết chiều nao? bốn phía ngọt ngào


15.01.10




Tôi muốn đặt lại cụm từ OVCC (ớt vẫn còn cay) và ở một góc nhìn khác muốn tóm lại bằng bốn chữ T (O=Tinh; V=Tỉnh; C=Tình; C=Tếu) (@ anh Hoa Huyền)


Con trai Vĩnh Nguyên và Mẹ Lâm Cúc với rừng hoa tươi thắm




Các nàng blogger chia vui cùng thiền viện


Sau khi một số khách quí ra về phó nháy mới nhớ đến chụp hình tập thể và chỉ còn lại khoảng 35/50 người



Các Blogger "gạo cội" và thân thiết của thiền viện vẫn lưu luyến hàn huyên không muốn ra về.
Cám ơn tất cả các anh chị và các bạn đã nhiệt tình đến chia vui, gửi bài viết, gửi hoa chúc mừng, gửi tin nhắn, điện thoại, email chúc mừng sự ra đời của đứa con Tin nhắn một chiều. Thật ra trong thực tế đó là "Tin nhắn 4 chiều" giữa các "tứ quái" của thiền viện và hy vọng trong thời gian tới sẽ trở thành "Tin nhắn đa chiều" chuyển tải các thông điệp của bạn bè blog.




Những hình ảnh máy của Vũ Thanh Hoa



undefined

VCCO


undefined

VCC0


undefined

CC

undefined


O

undefined

OC - He he he