Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010

742. Kỷ niệm nhớ mãi từng giây



Hoahuyen cũng đã từng có 2 lần về với làng văn hóa Vân Tra và quả thật cũng đã có những cảm xúc yêu mến con người văn hóa Vân Tra... Hoahuyen xin có một bài họa với Lão Hồ Văn Thiện đây

742.
KỶ NIỆM
NHỚ MÃI TỪNG GIÂY

Mấy khi bè bạn đến Vân Tra
Chủ khách giao lưu tựa một nhà
Em xướng đôi vần sâu lắng lại
Anh say vài chén thảnh thơi ra
Tâm hồn lãng mạn thêm tươi trẻ
Thể xác hồi xuân lại có đà
Nhớ mãi từng giây khi tiễn biệt
Nụ cười ai hớp mất hồn ta!

Hoahuyen

Bài xướng
Trở lại Vân Tra

Sáng qua lần nữa đến Vân Tra
Náo nức như đang trở lại nhà
Lối cũ chủ nhân đà đứng đón
Sân quen mâm rượu đã nâng ra
Câu thơ ngày ấy còn lưu luyến
Nỗi nhớ hôm nay mới đậm đà
Đã gặp nhau đây cùng cạn chén
Uống cho ngây ngất mối tình ta !

Hồ Văn Thiện
28-8-2010

Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2010

Trận khẩu chiến CƠM - PHỞ

Sưu tầm: (Thư giãn cuối tuần)
Trận khẩu chiến CƠM - PHỞ

I. Thư của bồ nhí gửi cho bà vợ già

* Dù chúng ta có vô cùng xung khắc, chúng ta vẫn phải nhất trí một điểm : *
Chồng bà là đàn ông. Mà đàn ông thì sao ?

Đàn ông thì ham thích nhiều thứ. Họ thích đến mãnh liệt. Và bà đừng giấu em, bà hảy công nhận rằng, phụ nữ chúng ta yêu đàn ông vì họ ham thích và biết cách thực hiện nó. (Chúng ta cũng ham thích nhưng thực hiện chủ yếu bằng cách mua nó.) Ông thì thích máy móc, ông thì thích kiến trúc, ông thích vật lý và hóa học, ông dại hơn một chút thì thích thơ văn. Toàn những ham thích có lợi cho xã hội.

Nhưng đàn ông không chỉ ham thích một thứ. Nếu gà chỉ thích giun, bò chỉ thích cỏ tươi hay thỏ chỉ thích củ cải thì đàn ông lại thích đa dạng. Chuyện ấy trong bóng đá, trong ẩm thực, trong bia bọt không sao, nhưng trong vấn đề phụ nữ, tính đa dạng của nó làm cuộc sống thêm rắc rối.
[@more@]
Bà thân mến,

Em tin rằng, bà có rất nhiều ưu điểm. Sở dĩ em quen với ông ta là do ông ấy thông minh (chứ không phải chỉ có tiền như thiên hạ vẫn đồn). Và một người thông minh không bao giờ chọn vợ quá kém. Thậm chí, bà không quá kém, bà còn nổi bật ở nhiều phương diện.

Theo ông tiết lộ một cách đầy thành kính, bà nấu ăn ngon, bà rửa bát sạch, bà lau nhà bóng và đi chợ rẻ. Bà còn đối xử tốt với chó mèo... Em xin thú thật, các phương diện đó, em đều thua bà. Khi em nấu món canh, ai cũng nghĩ là món xào. Khi em rửa bát, tốt nhất lúc dùng nên rửa lại. Khi em lau nhà hay quét nhà, em để cái đống rác chổ nọ chổ kia. Chợ duy nhất em đi là chợ mỹ phẩm. Còn chó mèo, em chỉ nuôi chúng trong tranh.

Nhưng ông vẫn thích em. Tiện đây xin tiết lộ: thời gian thích không hề ngắn, cường độ thích không hề yếu và chi phí thích không hề thấp.

Bà kinh ngạc. Bà không tin ư? Bà nhớ rõ ông vẫn về nhà, vẫn ăn cơm tối, vẫn lịch sự với bà, v.v... Bà cảm giác chẳng có khe hở nào để em lọt vô cái pháo đài do bà xây dựng, canh gác và tuần tra.

Em xin phép không đi vào chi tiết. Em chỉ nói một cách văn học rằng, không có gì ngăn cản được con tim. Nhất là con tim già lao vào một con tim trẻ.

Như đã nói em thua bà về một tỷ thứ. Đúng một tỷ thứ, chả bớt phần nào. nhưng em lại hơn bà hai tỷ.

Bà sẽ gầm lên, Bà sẽ quát lên: Hơn ở chổ nào?

Thưa bà, những thứ em hơn lại vô cùng vớ vẫn. Em thành thật tin thế. Nhưng đàn ông, tiếc thay, lại không tin.

Em biết chớp mắt. Em biết ngồi gần ông mà lại vẹo người. Em biết đánh vào lưng ông, hay đánh ở chổ thấp hơn, vừa đánh vừa cong môi nhìn đi chổ khác. Em biết hét lên khi thấy con sâu và ù té chạy khi gặp con thằn lằn.

Cái gì em cũng ngạc nhiên và nhờ ông giải thích. Em tin ông là vô địch về tri thức, về thể thao, và luôn thể hiện lòng tin ấy ra mồm. Mỗi lời nói của ông, với em, đều là chân lý. Em khâm phục khi ông uống bia. Em kiêu hảnh khi ông châm thuốc lá. Em ngồi nép mình khi ông tụ tập. Em lo lắng nhưng chẳng bao giờ tra hỏi lúc ông đi khuya. Và quan trọng nhất, thưa bà, da em trắng, eo em nhỏ, môi em đỏ và chân em chả khác chân dài. Em mặc váy hồng, em thắt nơ xanh và em dùng dầu thơm của Pháp. Nước Pháp, chắc bà cũng biết, vô địch về các loại dầu thơm.

Khi ở bên ông, em không ngóc và không tham lam như các phim truyền hình quay vội vàng mà bà vẫn xem đâu ạ. Chúng em không hề bàn về tiền bạc. Hai người đều mơ tới ánh trăng, tới những khát vọng chưa thực hiện và đều thích nhìn sao trên trời. Hai người có thể xung đột về một bài thơ, giận dỗi về một bức tranh và bỏ ra về vì một bông hoa bày không đúng cách (trong khi ông và bà giận dỗi vì một mâm cơm, cãi nhau vì hóa đơn tiền điện và ra khỏi nhà vì chậu quần áo chưa phơi).

Đấy, em tới ông, ông tới em là như thế đấy. Nó thanh cao thì em không dám nói, nhưng nó cũng chẳng phàm tục như sách vụ án viết đâu. Em xin bà hãy mừng vì điều đó.

Tuy ông phạm tội nhưng tội ấy còn sang. Bà hảy tự an ủi như thế. Tại sao em viết thư này? Tại vì em xin trả lại ông cho bà. Chúng em nhất trí cái gì đẹp là phải ngắn và chúng em đã ngắn đủ dài. Toàn bộ sự tinh tế của tình yêu nằm ở chổ này, và bà không biết được.


Xin bà hảy dang tay đón ông về. Em lấy danh dự thề rằng, ông không sứt mẻ quá nhiều, đơn giản vì ông có nhiều đâu mà sứt mẻ. Bà hảy coi ông như vừa sau chuyến du lịch mạo hiễm trở lại nhà. Cần che chở và sẳn sàng che chở.

Em đi đây. Cuộc sống là khám phá và em thích khám phá nhiều nơi. Bà đừng trách em. Bà cũng đừng tự trách mình. Khi em bằng tuổi bà, em cũng chả hơn gì bà đâu.

Chúc bà vui khỏe.



II. Thư phúc đáp của bà vợ gửi cho bồ nhí của chồng !!!



Thưa cô,

Tôi đã đọc thư của cô một cách bình tĩnh. Đúng như cô đã nói, ở tuổi tôi và ở địa vị của tôi, sự bình tỉnh luôn luôn có thừa.

Này cô,

Việc chồng có bồ nhí khiến tôi ngạc nhiên. Đó là cảm giác đầu tiên, và thành thật với cô, nó hơn cả cảm giác căm phẫn.

Vì sao vậy?

Thưa cô, vì tôi tin chắc rằng lão (hảy gọi sự vật với đúng tên và đúng tuổi của chúng, cô nhỉ) đã đuối sức rồi, nói một cách chắc chắn, một cách không có gì phải bàn cãi cả.

Khi viết thư cho tôi, cô có vẻ tự đắc pha chút hả hê. Cô có cảm giác thấy mình giật được từ tay bà khác một mỏ vàng, và mình có những phẩm chất khác thường nên mới gặp may như thế.

Cô nhầm thảm hại quá cô ơi!

Quả thật lão là một cái mỏ. Hay nói chính xác hơn, đã từng là cái mỏ. Điều ấy cách đây ba mươi năm về trước, cả thành phố đều phải công nhận chứ đâu cần phải một cô gái có trí tuệ siêu việt gì.

Nhưng trên, trong và dưới cái mỏ ấy, tôi đã đào, đã cuốc, đã đẻo, đã nổ mìn khai thác rầm rộ, quy mô mấy chục năm. Và giờ đây, mỏ chỉ còn khung, còn lại sự hoang tàn.Chỉ có đôi mắt ngốc của cô, chỉ có đôi môi dại của cô và chỉ có một tí não khờ khạo của cô mới không nhận ra điều đó.

Cô vớ được lão, khi tôi trong một chừng mực nào đó, đã mặc cho lão tự do. Cho lão có cảm giác sổng chuồng. Đàn ông sống bằng ảo tưởng cô ạ, và nuôi dưỡng cái ảo tưởng đó một cách khéo léo là nhiệm vụ của phụ nữ chúng ta.

Tôi không vui khi lão có bồ. Nhưng chớ nói rằng tôi hoảng sợ vì điều đó. Tôi quá hiểu đứa khác sẽ được bao nhiêu trong khi mình đã vớ được bao nhiêu. Phần của cô, hởi ôi, thật là thảm hại.

Cô khéo là ngây thơ và nhí nhảnh. Cô té xỉu khi gặp thằn lằn và ngã lăn khi gặp tắc kè. Dạ thưa cô, khi bằng tuổi cô, tôi cũng ngây thơ như thế. Nhưng lúc này, gặp hai của ấy, tôi chỉ đập cho một cái bẹp đi là xong.

Rồi cô khoe là cô biết chớp mắt, biết ngã đầu và biết cười he hé nghiêng nghiêng.

Ôi dào, những trò đó ngày xưa tôi làm mãi. Và bây giờ vẫn có thể làm, thậm chí còn hay hơn cô ấy chứ. Nhưng vì mục đích gì, gặt hái gì khi mọi thứ đã no nê? Cô nhìn lão trong quán cà phê hạng sang. Trong com-lê và cà vạt đắt tiền. Còn tôi có khá nhiều dịp (nhiều hơn cả cần thiết) nhìn lão trong quần đùi rộng, trong áo may ô chả hiểu màu gì.

Và tôi cam đoan rằng, cái tôi nhìn mới là sự thật. Cái cô nhìn là giả. Cô thừa biết thế, chẳng qua cô đang tự dối mình. Cô chê tôi chỉ biết rửa bát, nấu cơm. Cô thương tôi vì tôi chỉ chăm chăm lo cái nhà sạch bóng. Nhưng tôi lại thích vậy. Vì đấy là nhà tôi và lão chỉ có nữa phần. Còn lão có bóng hay không, có sạch hay không, lão tự phải lo. Tôi còn bận lo cho bản thân mình.

Tôi không chúi mũi vô bếp như cô tưởng và lão tưởng chút nào. Tôi say mê đánh bài. Tôi nghiện làm đầu và giũa móng tay. Tôi ham thích "tám" và hăng hái đi chùa. Tôi khoác áo lụa mỡ gà, khoác vòng cẩm thạch và tôi sắm đủ cho mình (bằng tiền lão, dĩ nhiên).

Còn việc cô ngắm trăng cùng chàng, đọc thơ cùng chàng hay đốt nến cùng chàng thì xin cô hảy cứ tự nhiên. Những thứ vớ vẫn và phù du đó ngày xưa tôi cũng nghĩ là ghê gớm lắm. Nhưng tôi nhanh chóng phát hiện ra chúng suốt đời loanh quanh như thế, và chả có ích lợi gì. Chúng chỉ như những hạt tiêu rắc vô bát phở, không hề bổ béo, chỉ khiến nó dậy mùi. Mà mùi thì tôi đã chán. Chán không phải do tâm hồn tôi cằn cỗi, mà là do đã quá đủ rồi !

Cuối thư cô cho biết đã chuồn ra khỏi lão, hoặc lão đã chuồn ra khỏi cô. Tôi chả hiểu ai thoát được ai. Nhưng chắc chắn là tôi suýt thoát. Tiếc quá. Giá mà lão đi với cô, giá như lão ảo tưởng về sức mình thì tôi đã có cơ hội tuyệt vời để lại được tung tăng.

Tôi tin chắc mình tung tăng chả khi nào muộn, khi mình kiêu hãnh, mình không nghèo khó và mình có sự mặn mà. Những thứ đó, cô còn lâu mới đạt tới, cô bé đáng thương ơi!

Cô yên tâm. Tôi sẽ đón lão về. Cáo chết còn quay đầu về núi, trong khi lão chả phải là cáo, lão là người. Tôi cũng chả giày vò, đay nghiến chi đâu. Tôi không phải hạng tôm hạng cá. Tôi chỉ cười khảy mà thôi. Một nụ cười mà đã làm lão nhớ đến cả chục năm.

Chúc cô may mắn trên con đường chinh phục các lão khác. Thế gian chả thiếu ông già. Cô cứ việc xông lên.

Chào cô...


III. Thư của ông chồng gửi cho vợ và bồ nhí :

Hai bà thân mến !

Tôi đã đọc thư của bà nọ gửi cho bà kia. Tại sao tôi đọc thư? Tại vì khi các bà cả đời theo dõi tôi, rình rập tôi, chả lẻ không có phút nào tôi theo dõi lại.

Đọc xong hai bức thư, tôi hơi buồn. Dù cố tỏ ra lịch sự, để xứng đáng với bản thân mình và xứng đáng với tôi, nhưng các bà vẫn vênh váo và công kích lẫn nhau. Bà nọ coi thường bà kia, cho bà kia là nạn nhân của mình.

Thưa các bà,

Có một điều chắc chắn hai bà không chịu hiểu: chính tôi mới là nạn nhân của hai bà. Cả thế giới biết điều đó. Cả nhân loại tiến bộ lên án điều đó.

Ai, nếu không phải hai bà, chỉ sau mười mấy năm, đã biến một chàng trai khỏe mạnh, đầy nhiệt tình, đầy sức sống như tôi thành một ông già tuy chưa già (còn lâu tôi mới già) nhưng gầy yếu, còm nhom, sợ sệt?
Ai, nếu không phải hai bà, có lúc từng người một, ngày đêm tra khảo tôi, ép uổng tôi, vùi dập tôi?
Trong cuộc tàn phá đời tôi, hai bà có rất nhiều điểm chung: cùng nấu ăn dở, cùng mua cho tôi những chai bia dở và cùng bắt tôi đi coi những bộ phim dở.

Nhưng hai bà, mỗi người đều có những đặc điểm riêng, ghê rợn:

Bà đầu tiên thích xuất hiện trong nhà với bộ đồ nhàu nát, với mái tóc rối bù cùng với đôi dép chiếc nọ chiếc kia. Bà sau này xuất hiện nơi công cộng với quần sọc chật căng, với áo thủng ở lưng cùng với mắt xanh viền đỏ. Cả hai thứ ấy đều giết tôi, đều nện tôi chí tử về mặt tinh thần.

Nếu bà thứ nhất sểnh ra lại chạy sang hàng xóm, nghe thiên hạ kể về chồng thiên hạ, sau đó tự khai báo về chồng mình, thì bà thứ hai sểnh mắt ra là phóng thẳng tới quán cà phê, nghe thứ nhạc cả thiên hạ nghe tuy chả đứa nào hiểu được câu nào.

Nếu bà thứ nhất đay nghiến tôi bao giờ về thì bà thứ hai hỏi tôi bao giờ đi.
Nếu bà thứ nhất kêu rằng tiền điện, tiền gas đã tăng thì bà thứ hai than thở son môi và phấn hồng sao không giảm giá.
Nếu bà thứ nhất khảo tôi về tiền lương thì bà thứ hai khảo tôi về quà tặng.

Cả hai bà, trong một phạm vi nào đó, đều lái tôi và đối xử với tôi như thế tôi là giám đốc nhà băng.

Cho nên không lạ gì, cho tới tận phút này, nhiều lúc tôi ngạc nhiên là mình còn sống. Hoặc mình chưa ngồi trên chiếc xe lăn. Nhưng tôi cảm thấy rất rõ ràng, cái giờ phút đó cũng chả còn xa nữa.

Đọc tới đây, chắc hai bà sẽ hỏi: khổ như vậy sao ông (bà thứ nhất gọi ông) và sao anh (bà thứ hai kêu anh) vẫn đèo bồng?

Khổ quá. Câu hỏi đó, chính tôi cũng thường tự hỏi mình. Và tôi cũng mang ra hỏi bạn bè tôi, tức mấy gã đàn ông khác. Số phận chúng cũng chả hơn gì. Và bọn tôi đành kết luận thế này: cái kiếp đàn ông nó thế !

Nhân đây cũng nói luôn, kiếp đàn ông thật ra là kiếp vô cùng khổ cực. Nhiều khi chả khác gì con ngựa , con trâu (chẳng hề được như con dê mà dân gian vẫn nói).

Đàn ông sinh ra là để đàn bà lợi dụng, bóc lột (đôi khi bóc lột còn thô bạo hơn cả cướp bóc), đè nén và hành hạ. Đàn ông sinh ra là để đàn bà sai đi mua đồ, sai lái xe, sai trả tiền, sai đón con, sai luôn cả việc ...đi ngủ.

Trong cái bể khổ mênh mông, bao la đó, sự khổ vì bồ nhí cũng chả nổi bật bao nhiêu. Nó chỉ được gom chung vào nổi khổ vì các bà. Đã là các bà thì một bà, hai bà hoặc ba bà cũng thế thôi !

Hai bà thân mến,

Giờ đây tôi cũng đã tỉnh ra rồi. Tôi xin hai bà tha cho. Tôi không còn sức nữa. Kể từ giờ phút này, tôi là một gã trai vô hại. Từ bỏ mọi mưu mô. Tôi ăn cơm nhà, tôi ngủ giường nhà. Tôi nuôi vài con chim, mua vài hòn non bộ, sắm mấy giò phong lan. Tôi mở ti vi xem tiết mục "Thầy thuốc gia đình".

Tóm lại, tôi hoàn lương toàn diện.

Hai bà đừng xỉa xói nhau nữa. Đừng so bì nhau nữa. Tôi đã đầu hàng. Tôi đứng giữa hai phe.

Tôi xin ngừng bắn.

Bà nào định đi đâu, cứ đi. Bà nào đang ở đâu, cứ ở. Tôi cũng thế. Tôi xin một phút bình yên.

Tha cho tôi đi nhé.


(sưu tầm)

Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

Chúc mừng Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP

CHÚC MỪNG
ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
TRÒN 100 TUỔI

( 25.8.1911 - 25.8.2010 )
Năm 1992, Hội đồng khoa học Hoàng gia Anh vinh danh 10 nhân vật quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại, trong đó có hai vị tướng kiệt xuất của Việt Nam: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Điều đặc biệt, trong số những người được vinh danh, duy nhất Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn sống
Chúc mừng Đại tướng

ĐỆ NHẤT TƯỚNG QUÂN

Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi

Đại tướng tròn trăm mãi mãi xuân
Suốt đời theo Đảng, sống vì dân
Cao tầm, bản lĩnh, tâm trung nghĩa
Đại Nhẫn, kiên cường, đức-chí-nhân
Anh cả toàn quân... mưu-trí-dũng
Trò ưu của Bác... chính-liêm-cần
Năm châu, bốn biển lưu tên tuổi
Đệ nhất lừng danh Giáp tướng quân.

Hoahuyen


Bài tự họa
QUÂN ĐỘI MỪNG ANH

Quân đội mừng anh vẹn ý xuân
Như cây cổ thụ thỏa lòng dân
Muôn đời tên tuổi Văn(*) tài đức
Vạn kiếp lưu danh Giáp(**) nghĩa nhân
Thế giới tôn vinh non nước nhớ
Việt nam ghi nhận cháu con cần
Cầu mong cụ sống ngoài trăm tuổi
Lão tướng… khi cần vẫn xuất quân

Hoahuyen

(*)(**) Tên riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Hoahuyen tự đọc thơ



Để được tôn vinh thiên tài quân sự qua mọi thời đại của nhân loại thật không dễ. Thế nhưng, với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, không chỉ nhận được sự đồng thuận rất cao của giới quân sự, kể cả với những người bình chọn "khó tính" nhất, ông còn nhận được sự ngưỡng mộ, kính trọng của nhiều nguyên thủ quốc gia, chính khách, học giả, nhà sử học, nhà báo, nhà văn và đông đảo nhân dân thế giới.

Dưới ánh sáng đường lối kháng chiến của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, đằng sau những thắng lợi mang tính thời đại của nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, Võ Nguyên Giáp là một động lực. Những chiến tích vĩ đại mà ông đã góp phần cống hiến xuất sắc, ít người sánh kịp, đã nâng ông lên tầm một vị tướng huyền thoại, để lại một dấu son rực rỡ trong lịch sử quân sự thế giới.

Nghiên cứu về con người và sự nghiệp của ông, thế giới không chỉ ca ngợi tài thao lược kiệt xuất, mà thường phân tích sâu 5 yếu tố cơ bản nhất và đó cũng là 5 bài học có giá trị lớn nhất làm nên một thiên tài quân sự.

1. Trước hết, ông được đánh giá là một chuyên gia lỗi lạc hàng đầu về đường lối chiến tranh nhân dân của phong trào giải phóng dân tộc trong nước và trên thế giới

CeciB.Curry, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quân sự hiện đại có tên tuổi của Mỹ, đã viết cuốn sách "Võ Nguyên Giáp, một thiên tài quân sự", xuất bản ở Mỹ năm 1997.

d
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những người giúp việc. Từ phải qua: nhà văn Hữu Mai, trung tướng Hồng Cư, đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà văn Phạm Chi Nhân, ông Bùi Đình Kế.


Cuốn sách được dịch ra tiếng Pháp năm 2003 ấn hành ở Paris và cũng được dịch ra tiếng Trung Quốc xuất bản ở Bắc Kinh, trích lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: "Chiến lược chiến tranh của chúng tôi không phải chỉ liên quan đến những công việc thuần túy quân sự. Chiến tranh phải là một chiến lược tổng thể kết hợp nhiều yếu tố khác nhau. Mục đích chính trị là căn bản. Quân đội không phải chỉ có nhiệm vụ chiến đấu, mà phải tuyên truyền, giáo dục dân chúng. Như vậy, mọi người đều là lính. Tất cả, mỗi làng, mỗi quận (huyện) là một pháo đài và cả nước chúng tôi là một chiến trường rộng lớn. Chúng tôi tập trung lực lượng ở vùng này hay vùng khác tùy thuộc vào điều kiện chính trị chiếm ưu thế từng thời kỳ trong từng giai đoạn. Điều này là một nguyên tắc chiến lược rất quan trọng để tiến hành chiến tranh toàn dân..." (Nguyên văn của dịch giả Nguyễn Văn Sự).

Đường lối chiến tranh của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh đã nêu rõ phải tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến; xây dựng LLVT với 3 thứ quân gồm: Dân quân du kích, bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực, trong đó bộ đội chủ lực làm nòng cốt, yếu tố vũ khí rất quan trọng nhưng yếu tố con người và chính trị tinh thần đóng vai trò quyết định; tiến hành chiến tranh du kích kết hợp với chiến tranh chính quy, lấy yếu địch mạnh, lấy nhỏ đánh lớn, lấy chất lượng tinh thắng số lượng đông; tập trung kết hợp phân tán linh hoạt v.v..

Không chỉ quán triệt sâu sắc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tiến hành đường lối chiến tranh nhân dân Việt Nam một cách hết sức sáng tạo. Ông coi trọng trước hết việc rèn luyện vững chắc bản lĩnh chính trị cho quân đội. Tình yêu nước nồng nàn, lòng trung thành vô hạn với lý tưởng cách mạng, tinh thần vì nhân dân quên mình, đoàn kết quân dân cá nước luôn được truyền lại và thấm sâu đến từng chiến sĩ. Các LLVT luôn ra sức luyện tập tinh thông kỹ thuật, chiến thuật, làm tốt công tác dân vận.

Ông kết hợp rất khéo léo, chặt chẽ đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa... đạt kết quả toàn diện trên cả hai mặt trận: Kháng chiến và kiến quốc.

Ở tuyến trước, quân dân Việt Nam thực hiện linh hoạt phương châm quân sự "2 chân, 3 mũi" (2 chân quân sự, chính trị song song, 3 mũi tấn công vũ trang, đấu tranh chính trị của quần chúng và binh địch vận), đánh địch khắp ba vùng chiến lược: Rừng núi, đồng bằng, đô thị. Còn ở tuyến sau, luôn xây dựng, củng cố vững chắc căn cứ địa cách mạng và hậu phương, chi viện đắc lực cho tiền tuyến.

Chiến tranh nhân dân Việt Nam đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật quân sự. Đường lối ưu việt của cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, kháng chiến trường kỳ đã đánh bại và làm phá sản đường lối tốc chiến, tốc thắng và các chiến lược của những đế quốc hùng mạnh nhất thế kỷ 20.

2. Tư duy khoa học của Võ Nguyên Giáp về xây dựng lực lượng quân sự rất độc đáo, sáng tạo và toàn diện.

Bắt đầu từ con số 0, ông đã có và có tất cả những đơn vị chiến đấu, phục vụ chiến đấu đáp ứng được nhu cầu chiến tranh trong hoàn cảnh đất nước nghèo nàn, lạc hậu, thiếu thốn trăm bề. Ông hội tụ được một đội ngũ cán bộ ưu tú các cấp, có khả năng độc lập, tự chủ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở những địa bàn tinh nhuệ được xây dựng thành một binh chủng chính quy. Ngành quân y và cái bếp mang tên người Anh hùng Hoàng Cầm, được triển khai đến tận đại đội trong chiến đấu.

Ông là người đề xuất mở đường Trường Sơn, về sau mang tên huyền thoại đường Hồ Chí Minh và còn phát triển thêm "Con đường mòn" trên biển. Bộ đội hành quân bộ hàng trăm, hàng nghìn cây số ra mặt trận. Mạng lưới thông tin liên lạc, giao thông vận tải quá thô sơ. Bảo đảm hậu cần bằng gồng gánh, thồ xe đạp, mang vác trên vai hơn 50kg vượt qua biết bao sông suối, núi đèo, đói rét, bệnh tật, thú dữ, đạn bom. Một nền hậu cần thời trung cổ đã thắng một nền hậu cần hiện đại, khổng lồ nhất thế giới của quân đội Pháp, Mỹ.

3. Võ Nguyên Giáp là một vị tướng sắc sảo nhất về nghệ thuật khoét sâu chỗ yếu của địch

Ông rất cẩn trọng trong so sánh tương quan lực lượng đôi bên, không bao giờ đánh giá thấp đối phương. Cách đánh tập trung quy mô nhỏ. Chỗ yếu lớn nhất của địch là chiến tranh phi nghĩa, không có được các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Việt Nam thì ngược lại, với cuộc chiến tranh toàn dân, đàn ông, đàn bà, người già, con trẻ đều là chiến sĩ, làm cho quân địch luôn lo sợ cái chết rập rình. Chúng lo sợ cả gỗ, đá, thân tre, lá lúa đều biến thành chông, bẫy, gươm, dao.

d
Cựu chiến binh huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đọc thơ viết tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Địch tập trung lớn, ta biết tránh đối đầu trực diện, làm cho chúng không tìm thấy đối phương, hiệu suất chiến đấu rất thấp. Chúng ta biết linh hoạt phân tán và tập trung ưu thế binh hỏa lực đánh vào chỗ sơ hở, điểm yếu và hiểm yếu của địch, gây cho chúng thiệt hại nặng nề.

Võ Nguyên Giáp là vị tướng luôn chủ động bắt buộc đối phương bị động thay đổi thế cờ, đánh theo cách đánh của ông, vì thế mà phá sớm về chiến thuật, chiến dịch, chiến lược, dẫn đến thất bại hoàn toàn.

4. Về tài thao lược, thế giới xem ông là bậc thầy về chiến lược, chiến thuật quân sự

Hơn 30 năm chỉ huy quân sự, Võ Nguyên Giáp chưa bao giờ phạm sai lầm về chiến lược. Ngược lại, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tập thể Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Võ Nguyên Giáp đã buộc 10 danh tướng Pháp, Mỹ mắc sai lầm về chiến lược và thua trận, trong đó có 7 đại tướng Pháp: Philippe Leclerc, Eátienne Va lluy, C.Blaijot, M.Cargentier, Delattre De Tassigny, Raoal Salan, Henri Navarre và 3 đại tướng Mỹ: Westmoreland, C.Abrams và F.C.Weyand.

Các thiên tài quân sự thường truyền lại binh thư, binh pháp. Võ Nguyên Giáp đã dốc tâm trí nghiên cứu học thuyết quân sự của giai cấp vô sản và tư bản, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của Liên Xô, chiến tranh chống Nhật của Trung Quốc, lý luận quân sự của Clausewit , những trận đánh của Napoléon, truyền thống đánh giặc của tổ tiên, những trận đánh thắng và không thắng của ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đúc kết thành những nguyên tắc quân sự độc đáo của Việt Nam.

Các sách quân sự và các tác phẩm văn học của ông đã giúp nhiều nhà nghiên cứu lịch sử quân sự trên thế giới hiểu biết về cuộc chiến tranh toàn dân và tự giải đáp được nguyên nhân vì sao thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Võ Nguyên Giáp không qua một trường quân sự nào, ông học trong thực tế là chính. Chiến tranh luôn ẩn chứa nhiều yếu tố ngẫu nhiên không thể biết và lường trước được hết. Ông không xử trí chiến thuật quân sự bằng những "giải pháp quân sự cố định học đường", mà luôn xuất phát từ thực tế chiến trường để giải quyết mọi tình huống ngoài dự kiến và lật ngược thế cờ. Lý luận về "trận đánh quyết định" trong học thuyết quân sự của ông được giới quân sự chú ý và nghiên cứu.

Ông cho rằng, ta có thể đánh thắng địch trong khi chúng đông quân nhất, nhiều vũ khí nhất và ngay cả khi chúng cho là ta không thể thắng chúng, miễn là ta có cách đánh đúng và thích ứng với thực tế... Ông đã hoàn toàn đúng với học thuyết về "trận đánh quyết định" ở Điện Biên Phủ, "Điện Biên Phủ trên không" và chiến dịch Hồ Chí Minh.

Với bài báo "Tướng Giáp suýt thua trong trận đánh Điện Biên Phủ như thế nào?" đăng trên tờ "Người quan sát mới", nhà sử học Pháp Boudarel đã phản biện đại ý: Tướng Giáp đã hai lần tấn công thất bại "Con nhím Nà Sản". Lần thứ nhất, dùng chiến thuật "Đầu nhọn đuôi dài"... bị tổn thất mà không thắng. Lần thứ hai, sớm nhận ra Tướng Giáp sẽ chỉ đạo thay đổi chiến thuật, dùng cách đánh "Khoanh chặt để bắt sống con nhím", Navarre đã rút bỏ Nà Sản; ta đã giải phóng được địa bàn nhưng thất bại ý đồ chính là tiêu diệt sinh lực địch; Tướng Giáp dám "Khoanh chặt để bắt sống con nhím khổng lồ Điện Biên Phủ" là ông ta dám thế chấp sinh mạng chính trị của mình cho trận đánh, vì nếu thua thì ông sẽ mất hết, dù ông còn sống thì đó cũng chỉ là sự tồn tại.

f
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng thống Thụy Sĩ Pascal Couchepin.



Phải có một bản lĩnh lớn, ông mới thuyết phục được các cố vấn Trung Quốc từ bỏ ý định "Đánh nhanh, thắng nhanh, với chiến thuật đầu nhọn, đuôi dài nở hoa trong lòng địch". Và mọi người đã đồng thuận chấp nhận cách đánh của ông - cách đánh của Việt Nam - cách đánh Bác Hồ luôn căn dặn, đó là "Đánh chắc, tiến chắc; dùng chiến thuật bao vây đánh lấn theo kiểu bóc vỏ, xẻ múi, nghiền hạt". Tướng Giáp đã bắt sống con nhím khổng lồ Điện Biên Phủ, không cho nó xổng chuồng.

5. Võ Nguyên Giáp là vị tướng có một nhân cách phi thường


Nét đẹp cao quí tập trung nhất về nhân cách của ông là tinh thần "Dĩ công vi thượng". Ông tâm niệm, làm theo lời răn dạy đó của Bác Hồ suốt cả đời mình.

Với ông, Tổ quốc, dân tộc và Đảng là trên hết, không gì thiêng liêng, cao cả hơn. Trước sóng gió trên mặt trận quân sự và cả trong cuộc sống, ông tỉnh táo lạ thường, tỉnh táo đến sáng suốt tuyệt vời. Ông luôn gạt cá nhân mình sang một bên, đặt sinh mạng chính trị của đất nước, nhân dân lên trên hết, tìm cách thu hẹp mọi bất đồng, mâu thuẫn; nhằm khắc phục những khuyết điểm, sai lầm gây nguy hại cho quốc gia, dân tộc. Ông luôn tỏ rõ là một vị tướng tài đức song toàn, có uy tín cao và tròn vẹn, là chỗ dựa tinh thần và nơi gửi gắm niềm tin của nhân dân, cán bộ, đảng viên.

Ông rất mực khiêm tốn: Công trạng của ông vô cùng to lớn nhưng ông không nói về mình, luôn đề cao công lao thành tích của nhân dân, quân đội, Đảng và Bác Hồ.

Tháng 2/1989, ông thay mặt Chính phủ tiếp kiến Thống chế Méhra - người thống lĩnh chỉ huy lực lượng không quân và các lực lượng phòng không toàn Ấn Độ dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự cấp cao Ấn Độ sang thăm nước ta.

Thống chế Méhra không ngớt lời ca ngợi ông là một vị tướng huyền thoại. Ông cảm ơn và từ tốn đáp lời: "Nếu không có một tập thể lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, nhân dân và quân đội anh hùng, tướng lĩnh chúng ta dù tài giỏi đến đâu, cũng không thể làm nên công trạng, thành tích". Thống chế Méhra rất tâm đắc lời ông.

Tháng 11/1998, John Kennedy (con trai Tổng thống Mỹ Kennedy) cho đăng trên tạp chí George cuộc phỏng vấn ông. John Kennedy hỏi: "Ai là vị tướng người Việt giỏi nhất?". Không một phút suy nghĩ, ông trả lời ngay: "Nhân dân Việt Nam", John Kennedy rất bất ngờ và thú vị.

Học và làm theo Bác, ông rất chuộng lối sống giản gị, thanh cao. Căn phòng tiếp khách của ông đã đón tiếp không biết bao nhiêu người có địa vị xã hội cao ở nhiều nước, nhưng không có đồ vật gì sang trọng cả. Ông đi tàu hỏa về thăm quê hương. Ông đi máy bay dân dụng lên thăm Điện Biên Phủ. Ông chan hòa tình cảm với nhân dân, cán bộ, chiến sĩ rất hồn nhiên, vui vẻ.

Trên lĩnh vực quân sự, nhân cách của ông tỏa sáng rực rỡ tinh thần quyết đoán, dân chủ, nhân hậu.

Trước những quyết định khó khăn, đòi hỏi người chỉ huy phải dũng cảm, trí tuệ. Về điều này, trong lịch sử quân sự thế giới, ít người sánh kịp. Ông cho rằng, những thắng lợi trên chiến trường, xét cho cùng là do những người trực tiếp chiến đấu quyết định. Vì vậy, ông rất coi trọng phát huy dân chủ. Ông luôn chịu khó lắng nghe, chọn lọc và trân trọng những sáng kiến, cách đánh hay của cán bộ, chiến sĩ và trong nhân dân, tạo nên một khối đoàn kết vững chắc, một sức mạnh vô địch của cuộc chiến tranh toàn dân.

Ông rất nghiêm minh về kỷ luật nhưng cũng rất bao dung, nhân hậu. Ông xem cán bộ, chiến sĩ như anh em trong một đại gia đình cách mạng.

Ông hết lòng yêu thương chiến sĩ và không ít lần đã khóc trước thương vong của bộ đội, nhân dân trong chiến tranh. Đặc biệt, ông quí từng giọt máu của người lính. Ông tâm sự với đội ngũ cán bộ thuộc quyền rằng: Chiến tranh không phải là vấn đề thể diện, không được phiêu lưu, mạo hiểm, không cho phép đánh đổi bằng bất cứ giá nào. Một người chỉ huy giỏi là một người đánh thắng kẻ thù nhưng ta thương vong thấp nhất, đổ xương máu ít nhất. Sinh mạng của con người là vô giá và không gì có thể bù đắp được nỗi đau mất mát trong chiến tranh.

Dĩ công vi thượng, khiêm tốn, sống giản dị, thanh cao, quyết đoán, dân chủ và bao dung, nhân hậu -Đ ó là nhân cách Võ Nguyên Giáp - một thiên tài quân sự.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của vị chỉ huy tối cao Hồ Chí Minh và tập thể Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, những chiến thắng vĩ đại mà Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp góp phần làm nên, đã tác động mạnh mẽ vào dòng chảy lịch sử, làm thay đổi bộ mặt thế giới thứ ba và số phận một số nước trên thế giới, thúc đẩy sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Nhân dân Ấn Độ gọi ông là "Một con người Việt Nam đã thuộc về toàn thế giới".

Còn khắp năm châu, ông không chỉ được tôn vinh là một vị tướng huyền thoại, mà còn là một thiên tài quân sự của mọi thời đại. Điều này, không có gì khó hiểu. Vì ông là một trong những người học trò xuất sắc nhất và là bạn chiến đấu gần gũi, thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một vị Đại tướng của nhân dân, người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Và có lẽ, chính những tên gọi giản dị này lại ghi đậm trong ta những ấn tượng đẹp đẽ, sâu sắc nhất, những bài học quí giá cần được chiêm nghiệm mỗi khi ta nghĩ đến con người và sự nghiệp của ông đã hiến dâng cho nhân dân, đất nước ta.

Hồ Ngọc Sơn (Bài viết đăng trên báo Quân đội nhân dân)


Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2010

741. Đời người ngắn ngủi


CHIA BUỒN CÙNG BLOGGER - NHÀ VĂN HOÀNG ĐÌNH QUANG


Điếu văn tiễn TS Nguyễn Thị Bích Hạnh




Có nỗi buồn thoảng qua rồi mất ?

Có nỗi buồn đọng mãi ở trong tim !
Đôi khi không phải là ruột thịt
Mà sao chẳng thể nén kìm


741.

ĐỜI
NGƯỜI ?
NGẮN NGỦI


Đời người sinh tử mấy ai hay?
Tạm trú trần gian chẳng hẹn ngày
Sự nghiệp công danh... như gió thoảng
Tình duyên hạnh phúc... tựa mây bay
Tu nhân tích đức lòng chung thủy
Ăn ở hiền lành dạ thẳng ngay
Trời gọi quy tiên,vui vẻ dạ
Ra đi thanh thản
nghĩa vơi
đầy

19.8.2010
Hoahuyen




Chị : Nguyễn Thị Bích Hạnh
TS Tâm lý - Giảng viên trường ĐHSP.TP.Hồ Chí Minh
Phu nhân nhà văn HĐQ
đã mất lúc : 7h40 ngày 18.8.2010
hưởng dương 55 tuổi


Linh cữu quàn tại tư gia
số 202 đường Lương Nhữ Học Quận 5, tp. Hồ Chí Minh
Lễ viếng bắt đầu lúc : 09 giờ ngày 19.8.2010
Lễ động quan lúc : 06 giờ 30 ngày 21.8.2010

CẬP NHẬT MỘT SỐ HÌNH ẢNH VIẾNG TS NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH
Phu nhân Nhà văn Hoàng Đình Quang






Vòng hoa viếng



Vòng hoa viếng của Gia đình Phương Hà - Hoahuyen



Vòng hoa viếng của Hội Blogger Saigon - Bình Thuận




Vòng hoa viếng của Hội Blogger Hà Nội






Vòng hoa viếng của Hội VHNT và Blogger Hải Phòng



Vòng hoa viếng của Hội Blogger Bạc Liêu



NICO Kính viếng



















Hình ảnh tổng hợp

CẬP NHẬT THÊM HÌNH ẢNH TRƯA NAY 20.8.2010

undefined

Thương anh chỉ mới hai ngày
Đã như già thêm chục tuổi

undefined

Bạn bè trầm ngâm lặng lẽ
Trong lòng đau đớn sẻ chia


----------------------------------------------------------------


LỄ TRUY ĐIỆU
VÀ GIÂY PHÚT TIỄN ĐƯA SÁNG 21.8.2010


Bạn bè đến thắp nén nhang cuối cùng

tamtay.vn - photo - Đám tang chị Hạnh 2
Đọc điếu văn



tamtay.vn - photo - Đám tang chị Hạnh 2
Lời Đáp từ của anh với mọi người
tamtay.vn - photo - Đám tang chị Hạnh 2
Nước mắt nghẹn ngào khi anh nói lời tiễn đưa chị về cõi vĩnh hằng



Hình ảnh tổng hợp



------------------








Ai dám bảo đàn ông không biết khóc?
Thường thì nước mắt chảy vào trong
Ứ nghẹn khe tim trào lên mắt
Đắng cả đầu môi quặn thắt lòng

Có nỗi buồn thoảng qua rồi mất ?
Có nỗi buồn đọng mãi ở khe tim !
Tôi đã biết nỗi đau là có thật
Nước mắt rưng rưng chẳng thể nén kìm

Đưa tiễn chị về nơi cửa phật
Nén nhang thơm thể hiện tấm lòng thành
Em mong chị yên lòng nơi chín suối
Linh thiêng phù hộ Cháu, Con, Anh

Hoahuyen

Thứ Năm, 19 tháng 8, 2010

CHIA BUỒN CÙNG BLOGGER - NHÀ VĂN HOÀNG ĐÌNH QUANG


CHIA BUỒN CÙNG BLOGGER - NHÀ VĂN HOÀNG ĐÌNH QUANG


Hoahuyen trân trọng thông báo



Chị : Nguyễn Thị Bích Hạnh
GSTS Tâm lý - Giảng viên trường ĐHSP.TP.Hồ Chí Minh
Phu nhân nhà văn HĐQ
đã mất lúc : 7h40 ngày 18.8.2010
hưởng dương 55 tuổi
[@more@]
Linh cữu quàn tại tư gia
số 202 đường Lương Nhữ Học Quận 5, tp. Hồ Chí Minh
Lễ viếng bắt đầu lúc : 09 giờ ngày 19.8.2010
Lễ động quan lúc : 06 giờ 30 ngày 21.8.2010

Trân trọng báo tin đến tất cả các bạn gần xa để các bạn có thể nhắn tin, điện thoại chia buồn, những ai có điều kiện thì đến viếng trong các ngày 19 và 20.8.2010
( Riêng các bạn blogers Tp.Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Vũng tàu... xem Thông báo bên nhà anh Nguyên Hùng để thống nhất đi tập trung )


Một bức hình kỷ niệm
BD và HH Thăm gia đình Nhà văn Hoàng Đình Quang tết 2009
( Hoahuyen - HĐQ - BD và Chị Nguyễn Thị Bích Hạnh - Phu nhân Nhà văn HĐQ - Giáo sư Tiến sĩ Tâm lý học, một nhà giáo nói chuyện rất sâu sắc, có duyên....)

Có nỗi buồn thoảng qua rồi mất ?
Có nỗi buồn đọng mãi ở trong tim !
Đôi khi không phải là ruột thịt
Mà sao chẳng thể nén kìm

Hoahuyen







Bấm vào hình phóng to - nhà chỗ sao màu đỏ
( đối diện ngã 3 Lương Nhữ Học - Kỳ Hòa )

_______

THƠ TÌNH TẶNG VỢ

Tơ hồng một sợi này đây
Mình ơi, anh buộc cổ tay cho mình
Neo đời nhau một chữ tình
Duyên thì anh giữ, nợ mình em mang.

Vận vào cái nghiệp đa đoan
Bao nhiêu sấp ngửa, đá vàng bấy nhiêu.
Đắm say nào kể ít nhiều
Những khuya khao khát, những chiều đam mê.

Số trời Thân ngự cung Thê (*)
Ngả nghiêng, xô lệch trăm bề… lại yên!
Phong trần đậu bến thuyền quyên
Phong lưu thì lắm, bạc tiền thì không…

Em cho anh cả tấc lòng
Anh đem trao lại cái không có gì
Đường chiều nặng gánh tình si
Hai bàn tay nắm một vì sao xa…

Nỗi buồn như gió thoảng qua
Thương yêu, anh gọi mình là… vợ anh!

Hoàng Đình Quang


EM ƠI ĐỪNG ĐI

(Bài thơ viết cho V., nhưng không để V. biết)

Em ơi, mùa này chim đã hót trong đâu
Nước sông Hồng vẫn đục như máu mới
Phù sa còn dở dang rất vội
Chỗ đã thành nền, chỗ vẫn hoang sơ

Có thể nào anh lại sẽ ngẩn ngơ
Ba mươi năm có ít đâu, ba mươi năm quá ngắn
Con cái, cửa nhà, đồng tiền tất bật
Tiếng nước chảy trong nhà, chim khách hót ngoài sân...

Nồng ấm nhích lên, cực khổ xa dần
Anh quen có em như quen vào cánh cửa
Đóng lại lúc anh đi, khi anh về rộng mở
Xao xuyến thanh bình, yên ả lúc xô nghiêng

Có một bầu trời chung mà cũng có mảnh trời riêng
Sao giấu được mà làm sao phải giấu.
Cơn gió thoảng qua, bìm bìm leo trước dậu
Bướm ong về không làm nản lòng em

Đến bây giờ anh biết nói gì thêm
Mỗi Tết đến lại lui về năm cũ
Em vá víu những tháng ngày rạn vỡ
Những tháng ngày chưa vượt quá tầm tay

Anh ngồi đây và em vẫn ngồi đây
Đừng đi nhé, em ơi
Ngồi nán lại
Quả sẽ bói đầu mùa vẫn dành cho em hái
Nước mắt chảy vào, đường trước mặt còn xa...

Hoàng Đình Quang