Em sẽ làm như vô tình ngồi ngay sát cạnh anh như thế nhé? Anh cứ vờ ôm em làm như người ta sợ mất - được không ?
Em sẽ vờ vô tình lặng im để chờ anh hoảng hốt "Em đâu?" Rồi giả vờ đau tụt lại sau... khập khiễng Anh cứ giả vờ đi, chầm chậm thôi đấy nhé!
Chờ em vờ nghiêm túc rụt rè anh đề nghị :" cõng em nghe?" Em vờ ngúng ngẩy ứ thèm Nhưng anh vờ đừng nghe mà cứ cõng vờ như thật ấy... nghe anh? ...
Vờ thật nhé! như là mình đã yêu nhau từ rất lâu rồi anh nhé! Mặc cho cái nhói đau trong tim em là rất thật
Hãy vờ nói nhỏ "Anh yêu em!" Để em được giả vờ có người yêu, yêu lắm Nụ hôn vờ xin cứ đặt vào môi cho hơi thở khiến lòng em xao xuyến Cái xiết tay giả vờ nhưng anh ơi! phải mạnh.
Tất cả giả vờ thôi giả vờ thôi anh nhé! vì lòng em đã vờ tuyên thệ "chẳng tin ai là thật"
Nói thì thế mà nước mắt cứ rơi... sao lạ thế? nhưng là do con gì bay vào mắt đó thôi
Tất cả giả vờ thôi! chỉ có con tim cứ loạn lên... loạn lên là thật yêu anh!
Anh Chúc Mừng em NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO Tặng em X,Y,Z... Và các Thày Cô giáo nhân ngày 20.11
Với truyền thống ngàn năm văn hiến "Tôn sư trọng đạo"... sớm lên người Dẫu rằng nửa câu hay chữ Đã là Thày đấy em, ơi!
Ở trường Cô thay Cha Mẹ Dầy công dìu dắt yêu thương Lớn lên thành người hữu ích Dựng xây đất nước quê hương
Công cha như hòn núi thái (*) Nghĩa mẹ tựa nước trong nguồn Tâm hồn Thày Cô rèn rũa Trí, tâm nhân cách vào khuôn
Cầu kiều muốn sang thì bắc (**) Muốn con hay chữ yêu Thày Vẻ vang công thành doanh toại Xin đừng quên kẻ trồng cây
Anh chúc mừng em... Cô giáo Góp công tâm, trí trồng người Cổ kim đông tây... trân trọng Một nghề cao quý em ơi!
Hoahuyen 10.11.2008 (*) Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra (**)Câu cadao: Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
[@more@]
VỀ CÁCH HIỂU MỘT CÂU CA DAO
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Có nhiều cách hiểu khác nhau về câu ca dao này, lâu nay, cách hiểu thông thường nhất là: Muốn (đi) sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ (giỏi) thì yêu (quý trọng) lấy thầy. Nếu như ở câu thứ hai ý được thể hiện tương đối rõ ràng và hầu như chỉ có một cách hiểu thì ở câu thứ nhất, mọi chuyện có vẻ rắc rối hơn. Muốn đi sang (sông) thì phải bắc cầu, điều đó có lí, nhưng tại sao lại là cầu kiều? Có người giải thích đây là từ ghép của một yếu tố thuần Việt (cầu) với một yếu tố Hán (kiều). Đúng là trong tiếng Hán có một chữ kiều với nghĩa là cái cầu thật, nhưng giải thích như thế xem ra vẫn chưa thật ổn bởi trong tiếng Việt, cách ghép từ kiểu này không phải là hiện tượng phổ biến. Chúng tôi xin nêu một cách hiểu khác để các bạn tham khảo.
Trước hết về chữ kiều, trong tiếng Việt cổ có một từ kiều dùng để chỉ cái yên ngựa. Ca dao còn nhiều câu ghi lại từ kiều với nghĩa là cái yên ngựa:
* Sông sâu ngựa lội ngập kiều
Dẫu anh có phụ còn nhiều nơi thương
* Ngựa ô anh thắng kiều vàng
Anh tra khớp bạc đón nàng về dinh
Còn trong tiếng Hán, cành cây cao và cong cũng được gọi là kiều.
Như vậy, cầu kiều là loại cầu hình cong như cái yên ngựa. Người ta coi đây là một loại cầu đẹp và sang trọng bởi trước đây chỉ có các nhà quyền quý, giàu sang mới có hồ sen trong vườn, giữa hồ có lầu ngồi hóng mát, ngâm thơ. Để đi ra lầu, họ thường xây một chiếc cầu cong như hình cái yên ngựa. Cây cầu ấy gọi là cầu kiều, việc tồn tại của cầu kiều trong vườn nhà như là một biểu tượng, một minh chứng về sự giàu sang, quyền quý với những thú vui tao nhã. Và như thế, câu này phải được hiểu theo nghĩa: Muốn được coi là sang (trọng) thì hãy bắc cầu kiều, còn muốn con giỏi giang, tiến tới thì phải biết quý trọng người thầy. Cũng cần phải nói thêm là ở câu ca dao này, lượng thông tin chủ yếu tập trung ở câu thứ hai, vì thế nên nếu câu thứ nhất có được hiểu chưa chính xác thì cũng không làm sai lệch nội dung của toàn bài.
Trên thực tế, câu ca như một minh chứng về truyền thống tôn sư trọng đạo, một truyền thống đẹp, đã có từ rất lâu đời của dân tộc ta.
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), xin gửi các bạn một số câu thành ngữ, tục ngữ nói về người thầy và đạo học:
- Tiên học lễ, hậu học văn
- Không thầy đố mày làm nên
- Học thầy chẳng tầy học bạn
- Thuộc sách văn hay, mau tay tốt chữ
- Một kho vàng không bằng một nang chữ
- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học
- Ăn vóc, học hay
- Ông bảy mươi học ông bảy mốt
- Dốt đến đâu, học lâu cũng biết
- Người không học như ngọc không mài
- Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi
Lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam 20.11
Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày tôn sư trọng đạo nhằm mục đích tôn vinh những người đưa đò.
Tháng 7-1946 có một tổ chức Quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris (thủ đô nước Pháp) đã lấy tên là F.I.S.E (Fédertion International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục).
Nǎm 1949 tại hội nghị Vacsxava (Varsovie- thủ đô Ba Lan) tổ chức FISE xâu dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục tiến bộ" bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.
Trong những nǎm kháng hiến chống thực dân Pháp xâm lược, công đoàn giáo dục Việt Nam đã quan hệ với FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc tế tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh đồng thời giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của giáo giới trên toàn thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.
Sau khi thành lập một thời gian ngắn (thành lập ngày 22-7-1951) Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp làm thành viên của FISE và được mời dự hội nghị của FISE ở Vienne (thủ đô nước áo) mùa xuân nǎm 1953. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn.
Từ 26 đến 30-8-1957 tại thủ đô Vacxava, hội nghị FISE có 57 nước dự. Công đoàn giáo dục Việt Nam có tham gia quyết định lấy ngày 20-11-1958 ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo" lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta. Những nǎm sau đó còn được tổ chức ở các vùng giải phóng ở miền Nam. Hàng nǎm vào dịp kỷ niệm 20-11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần chụi đựng gian khổ của anh chị em, giáo viên kháng chiến.
Sau ngày đất nước được thống nhất, giáo giới Việt Nam đoàn kết nhất trí xây dựng nền giáo dục theo đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. ý nghĩa của quốc tế hiến chương các nhà giáo đã hoàn thành sứ mạng lịch sử với giáo giới Việt Nam. Song ngày 20-11 đã trở thành truyền thống với mọi nội dung của giáo giới Việt Nam và của nhân dân Việt Nam.
Chính vì thế theo đề nghị của ngành giáo dục ngày 28-9-1982 Hội đồng bộ trưởng (nay thuộc chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT về ngày nhà giáo Việt Nam. Nội dung quyết định có những điều khoản sau:
Trích dẫn:
Điều 1: Từ nay hàng nǎm sẽ lấy ngày 20-11 là ngày nhà giáo Việt Nam
Điều 2: Để ngày 20-11 có ý nghĩa thiết thực hàng nǎm từ tháng 10 các cấp chính quyền và toàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình, kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cấp tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và nǎng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt nhiệm vụ cao cả của mình.
Điều 3: Việc tổ chức ngày 20-11 hàng nǎm do Uỷ ban Nhân dân và Hội đồng các cấp chủ trì, có sự phối hợp các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thǎm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích.
Việc tổ chức này nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Điều 4: Trong ngày 20-11 các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương.
Tóm lại: Ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo là một hoạt động quốc tế của công đoàn giáo dục Việt Nam. Ngày nhà giáo Việt Nam là ngày của toàn dân do nhà nước ban hành vǎn bản quy phạm pháp luật quy định , chủ trì tổ chức kỷ niệm là chính quyền và hội đồng giáo dục các cấp. Chúng ta cần phải tuyên truyền cho mọi người hiểu đúng ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam và tổ chức thực hiện tốt.
Thanh dậy rất sớm, tắm sửa sạch sẽ, trang điểm, rồi diện bộ cánh bắt mắt nhất. Cô đứng trước gương, ngắm mình không biết chán và nghĩ rằng không người đàn ông nào xứng đáng chạm vào tấm thân ngọc ngà của cô.
Còn chuyện tình dục, với cô, nó thật xấu xa, bẩn thỉu và không đáng được tôn trọng.
Niều người mắc chứng bệnh "tự yêu mình" mà không màng chi đến chuyện vợ chồng. Ảnh minh họa. Ảnh: Fotosearch
Năm nay đã 31 tuổi, Thanh vẫn chưa có bạn trai dù có nhiều đấng mày râu vây quanh. Thanh sống vô tư, thoải mái và luôn tự hào khoe với đám bạn thân về sự nguyên vẹn con gái của mình.
Nhưng dần dần, cô thấy mình lạc lõng trước những câu chuyện về giới tính và đàn ông. Nỗi hồ nghi về cơ thể dâng lên mỗi ngày, Thanh vào mạng tìm kiếm thông tin, rồi nhờ đến những lời tư vấn của các chuyên gia tâm lý, cô mới biết mình bị mắc chứng "tự yêu mình".
Việt Nam hiện chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào về vấn đề mà Thanh đang mắc phải, và những người mắc hội chứng này thường được nhìn nhận ở góc độ tâm lý, xếp chung vào những hành vi thông thường, chứ không có các nghiên cứu riêng ở góc độ tình dục.
Nhưng ở Mỹ, một cuộc nghiên cứu vừa được công bố cho thấy, chứng "tự yêu mình" đã biến 5% các cuộc hôn nhân trở thành cuộc hôn nhân không tình dục. Nếu coi những đôi vợ chồng chỉ "đi lại với nhau" dưới 10 lần/ năm, thì con số này đạt tới 20%.
Anh Trọng Hoàng, 29 tuổi, kể với nhân viên tư vấn rằng, vợ anh rất xinh, nhưng lại giống như một búp bê trong tủ kính, nghĩa là chồng chỉ được đứng đằng xa ngắm nhìn chứ không được "sờ vào hiện vật".
Anh kể: "Niềm vui lớn nhất của cô ấy là được mặc đẹp, trang điểm son phấn và đi tới những chỗ nào có nhiều đàn ông, cho họ ngắm nhìn và ngợi khen. Chỉ có những lời khen nịnh rằng cô ấy tuyệt vời, xinh đẹp và "ngon mắt" mới làm cô ấy thoả mãn.
Cô ấy chiều tôi tất cả, nhưng chỉ trừ "chuyện đó" vì sợ mất phom. Cô ấy tìm mọi cách tránh thai vì sợ có bầu người sẽ xấu. Thậm chí, cô ấy tuyệt đối cấm tôi đụng vào ngực, vì sợ có bàn tay đàn ông, nó sẽ xệ, sẽ xấu..."
Còn chị Thu Cúc, 25 tuổi, kể lại bi kịch trong đêm tân hôn khi chẳng may lấy phải người đàn ông mắc chứng "tự yêu mình":
"Anh bật đèn sáng, đứng trước gương, ngắm nghía bản thân trong đó hồi lâu, rồi đi lại trong phòng như người mẫu trên sàn catwalk. Rồi anh quay sang hỏi tôi: "Tuỵệt vời không em?". Tôi chờ đợi giây phút đầu tiên của chồng vợ đến nghẹt thở, nhưng anh ấy chỉ đến bên, ghé vào tai tôi thì thầm: "Anh thấy hạnh phúc lắm, còn em?".
Sau đó anh ấy đi ngủ, bỏ mặc tôi ngồi buồn tê tái. Đêm sau, đêm sau nữa và cả tuần cũng chẳng thấy chồng "động thủ". Anh chỉ khoả thân, ngắm vuốt và cho vợ "xem", chứ chẳng thiết làm chuyện đó. Rồi không chịu đựng nổi, tôi đã chủ động lôi chồng vào cuộc. Tất nhiên anh "làm được", nhưng chẳng làm tôi thấy thoả mãn".
Người vợ và người chồng trong hai câu chuyện trên đã tích cực tham gia diễn đàn cùng chia sẻ trên mạng, cũng như tìm đến các nhà tâm lý để hỗ trợ khi hôn nhân của họ có đấu hiệu tan vỡ. Nhưng cuối cùng, họ quyết định ly hôn để được tự do, để được sống một đời làm vợ, làm chồng thật sự.
Những người mắc chứng "tự yêu mình" (hay còn gọi là "ái kỷ") không phải là những người bất lực về tình dục. Nhưng thay vì khát vọng với người yêu, họ lại đầu tư khát vọng đó vào chính bản thân mình.
Họ cũng có thể tự thoả mãn bản thân bằng thủ dâm, bằng quay hình ảnh khoả thân của mình rồi tua đi tua lại để xem cho sướng mắt. Họ cũng chụp ảnh đẹp của mình ở dạng khoả thân, rồi post lên mạng, không phải để người khác xem, mà để thỉnh thoảng tự mở ra xem. Vì vậy, nhiều blog của những người bị mắc chứng "tự yêu mình" luôn để ở chế độ "Just me".
Chồng tức giận, vợ khát khao cũng khó thay đổi được họ, bởi họ lấy vợ lấy chồng cho "giống mọi người", do gia đình thúc ép, chứ bản thân họ chỉ yêu mình là đủ. Và hầu như các cuộc hôn nhân đó không kéo dài được lâu.
Chứng "tự yêu mình" không chỉ liên quan tới lĩnh vực tình dục, mà còn nhận rõ ở mọi khía cạnh tâm lý khác. Và đây là những dấu hiệu nhận biết về chứng này:
- Có dấu hiệu "vĩ cuồng", tức là cho rằng mình là vĩ đại nhất, xinh đẹp nhất, mọi người phải ngưỡng mộ bản thân mình.
- Cho rằng mình là người "đặc biệt", mọi người khó lòng mà hiểu được. Hay nói về tình yêu cao thượng, nặng về tâm hồn, coi thường tình yêu thân xác, cho đó là xấu xa, không thể sánh được với "cái đẹp thiêng liêng của tình yêu thanh khiết".
- Ngắm vuốt, trang điểm, gìn giữ nhan sắc một cách thái quá.
- Có hiện tượng thủ dâm, hay phô bày thân thể mình cho người khác chiêm ngưỡng. Hành vi này không phải để thoả mãn nhu cầu tình dục, mà là cách tự cao về "thân thể" của mình.
605. Chân "rung" Anh Ngang dọc tung hoành khắp mọi nơi Dấu chân dẫm nát bốn phương trời Nhạc, thơ, tình, nghĩa chia đều khắp Chất nghệ lừng danh tiếng để đời
"Khúc hát sông quê" thèm "...úp mặt" "Đò Ngang nước mắt" đắm hồn ta "Đồng dao" "...quan họ"thành tên tuổi Nhạc sĩ nhà thơ... biết... ngắm hoa(*)
Hoahuyen [@more@]
Một bài phỏng vấn thú vị
(Dân trí) - Nguyễn Trọng Tạo là một nghệ sĩ tài hoa. Là nhà thơ, anh được nhắc tới với các tác phẩm Đồng dao cho người lớn, Nương thân... Là nhạc sĩ, anh nổi tiếng với các ca khúc như Làng Quan họ quê tôi, Khúc hát sông quê, Đôi mắt đò ngang... Với tư cách nhà báo, anh từng là "linh hồn" một thời của các tạp chí Sông Hương, Cửa Việt, Sao Việt và đặc biệt là báo Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam. Là họa sỹ design anh từng được nhiều giải thưởng về vẽ bìa và trình bày sách. Sắp tới, Nguyễn Trọng Tạo đi Canada và Mỹ đọc thơ, giao lưu cùng bạn đọc. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với anh trước thềm cuộc "du hí văn chương" này.
Anh và bạn anh, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha được anh em văn nghệ "miễu" rằng: "Trăm năm trong cõi người ta - Văn chương mà thiếu Tạo + Kha thì buồn". Anh có phật ý về câu "miễu" này?
Không. Có gì mà buồn. Ngược lại, chúng tôi còn vui nữa là khác. Có lần Nguyễn Thụy Kha nói rằng, anh không ngờ mọi người lại đánh giá chúng tôi cao thế. Một nghệ sỹ có cũng như không, vô thưởng vô phạt thì mới đáng sợ, đáng lo ngại.
Thơ không có tuổi, tình yêu không có tuổi
Thưa, tôi có thể gọi anh là nhà thơ, nhạc sỹ hay nhà báo?
Có lẽ gọi thế nào cũng được nhưng tôi thích được gọi là nhà thơ hơn cả, bởi với tôi, thi ca là cái gốc của mọi nghệ thuật, nên được gọi là nhà thơ, tôi thấy mình có vẻ như "oách" hơn... các nhà khác.
Vâng, thưa nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, chuyến đi bắc Mỹ sắp tới của anh có mục đích gì?
Chuyến đi này thực chất là một cuộc "du hí văn chương" như rất nhiều cuộc đi khác của tôi. Lần này, tôi đến Canada để dự kỷ niệm 10 năm thành lập một tạp chí của người Việt Nam mà tôi là một cộng tác viên được họ quý mến. Thứ nữa, tôi sẽ ra mắt ở đó tập thơ Em đàn bà gồm 32 bài được viết trong một năm qua. Năm ngoái (2007), họ cũng đã mời tôi sang để giới thiệu tập Thế giới không còn trăng và đây là lần thứ hai tôi sang đó giới thiệu tác phẩm mới của mình. Tiếp đó, tôi sẽ sang Mỹ để đọc thơ.
Ở thời trai trẻ, anh đã có những bài thơ thế sự rất hay như "Tản mạn thời tôi sống" nhưng giờ đây khi đã lục tuần, anh lại viết thơ tình. Có vẻ như có điều gì "trái khoáy" ở đây?
Tôi nghĩ nó rất đỗi bình thường. Khi nhà thơ quan tâm đến điều gì, anh ta viết về điều đó. Những năm đầu Đổi mới, tôi quan tâm đến thế sự thì tôi viết "Tản mạn thời tôi sống". Còn bây giờ, tôi quan tâm hơn đến tình yêu thì tôi viết về tình yêu. Thơ không có tuổi và tình yêu cũng không có tuổi.
Tôi đã đọc nhiều bài thơ tình thời trai trẻ của anh. Vậy thơ tình tuổi lục tuần có gì khác so với những bài thơ tình thời trai trẻ?
Tập thơ này được viết theo một phong cách mới. Nó là tiếng nói của những tâm trạng khác nhau trong tình yêu. Có gặp gỡ, có biệt li và có cả dục tính (sex), vâng, tình yêu không thể thiếu sex, những điều trước đây tôi đã đề cập trong thơ, nhưng bây giờ lưu vực rộng hơn và cường độ cũng mạnh hơn,
Nếu như không có một cuộc tình thật sự và nhiều sóng gió, khó có thể viết được một tác phẩm như vậy chỉ trong thời gian một năm. Chả lẽ sau hai lần đò, anh còn định "lỡ bước..."?
Tập thơ của tôi viết về cảm xúc thật mới mẻ cộng với những trải nghiệm của chính mình. Tôi không lảng tránh nhưng không muốn nói trước vì thơ là bí mật của tâm hồn. Xin hãy đọc để nhận biết nó viết về ai và viết tặng ai. Một điều lo ngại hiện nay là tập thơ đang in dở thì Hà Nội bị úng ngập, xưởng in bị nhấn chìm trong nước...
Bảo tôi "mị trẻ" là coi thường lớp trẻ
Trở lại với cuộc "du hí văn chương". Được biết chuyến đi này có cả nhà thơ Vi Thùy Linh. Anh "ăn theo" Linh hay Linh "ăn theo" anh?
Tôi không nghĩ ai "ăn theo" ai. Khi bên đó mời tôi sang, tôi muốn có thêm một tiếng nói văn chương của thế hệ sau, những nhà thơ trẻ đi cùng. Họ thấy thú vị và tôi đề nghị mời Linh và họ đồng ý.
Vì sao anh lại đề xuất Vi Thuỳ Linh chứ không phải một nhà thơ trẻ khác?
Đúng là nhà thơ trẻ gần đây xuất hiện nhiều và không ít người có những đóng góp đáng kể cho nền văn học nước nhà. Sau khi cân nhắc, tôi thấy sự có mặt của Vi Thuỳ Linh là rất ấn tượng, vì Linh là một hiện tượng văn học dù có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Tuy nhiên, chính nhờ sự "quăng quật", Linh càng khẳng định mình là một nhà thơ.
Điều đó có nghĩa là không phải anh chọn Linh vì anh "mị trẻ" như có người nói về anh và các người bạn của anh ủng hộ các nhà thơ trẻ?
Như đã nói ở trên, tiêu chí mời là do những người Việt Nam ở Canada chứ không phải do tôi. Tôi chỉ là khách. Cũng cần nói thêm rằng tôi không đồng ý với từ "mị trẻ" vì đó là cách nói coi thường thế hệ trẻ. Đừng tưởng "mị trẻ" dễ, những người trẻ thường rất nhạy cảm, và ở tuổi trưởng thành họ không thích được "xoa đầu". Những người trẻ, họ giàu mơ ước và luôn khát khao với những ý tưởng mới lạ. Coi thường trẻ thì khó được họ quý trọng thật sự bởi theo tôi, muốn là người lớn thì hãy công kênh trẻ con lên vai, và muốn thành trẻ con thì hãy cưỡi lên lưng trẻ.
Giải thưởng văn chương - Ai bỏ, bỏ cho ai?
Có người nói Nguyễn Trọng Tạo bị cái bệnh "trung ngôn" của người xứ Nghệ nên dù văn chương tài hoa nhưng luôn "kị zơ" với giải thưởng?
Tôi không nghĩ thế bởi tôi biết có những nhà thơ xứ Nghệ văn chương rất "thường thường bậc trung" nhưng lại có khá nhiều giải thưởng. Thật ra, tôi có 2 lần dự giải thưởng thường niên của Hội. Lần thứ nhất là năm 1995 với tập Đồng dao cho người lớn. Tập này qua vòng chung khảo cùng với Thư mùa đông của nhà thơ Hữu Thỉnh - Phó tổng thư ký Hội Nhà văn. Sau đó, qua bỏ phiếu, Thư mùa đông được giải còn tập của tôi thì không. Nhà thơ Phạm Tiến Duật khi đó là Chủ tịch Hội đồng Thơ viết trong báo cáo tổng kết rằng, tập thơ Đồng dao cho người lớn sẽ là tập thơ "kết" với bạn đọc và sẽ sống lâu với thời gian. Nhưng nó không được giải là do bỏ phiếu thôi. Ai bỏ phiếu và bỏ cho ai cũng là điều dễ hiểu.
Còn lần thứ hai, nghe nói anh "thèm" được chấm người khác nên tự rút tác phẩm của mình?
Dạo đó, tôi nằm trong Hội đồng Thơ và có nghĩa là thành viên Hội đồng xét giải. Tự nghĩ, mình nằm trong Hội đồng nếu dự giải thì áy náy dù trước đó, nhiều người vẫn làm như vậy. Nhưng để xóa bỏ tiền lệ không hay này, tôi đề nghị nếu ở trong Hội đồng thì không dự giải và ngược lại, nếu dự giải thì nên rút khỏi Hội đồng. Và tôi đã rút tập thơ Nương thân để ngồi chấm giải cho yên thân. Sau này, nhà thơ Bằng Việt và nhà thơ Trúc Thông theo "tiền lệ" đó mà xin rút khỏi Hội đồng để dự giải, và kết quả là cả hai anh đều được giải.
Tại sao anh không rút khỏi Hội đồng để dự giải mà lại rút khỏi giải để làm ông Hội đồng chấm giải?
Lần đầu tiên tôi tham gia Hội đồng nên cái ý nghĩ được "chấm" người khác làm cho tôi khoái. Lâu nay họ "chấm" mình, giờ mình "chấm" họ. Và rất may, chính tôi tham gia chấm giải, nên đã "cứu" được một "thi phẩm" đã bị ném vào sọt rác lại trở thành thám hoa (không có trạng nguyên). Đó là tập Trầm tích của nhà thơ Hoàng Trần Cương.
Mình lại đi chấm giải cho... mình
Trường ca "Trầm tích" nổi tiếng đã từng bị "ném vào sọt rác"?
Đúng là như vậy. Bữa họp Hội đồng xét giải, tôi đi vắng không có mặt. Khi về, thấy không có Trầm tích trong danh sách trình xét giải thưởng, tôi đề nghị xét lại toàn bộ giải thưởng, nếu không tôi sẽ rút khỏi Hội đồng. Một số nhà thơ khác trong Hội đồng cũng ủng hộ ý kiến của tôi và sau đó, tập thơ vào chung khảo với số phiếu rất cao và đoạt Giải thưởng của Hội Nhà văn năm đó. Nhưng điều vui mừng hơn cả là cho đến nay, Trầm tích là tập trường ca được giới phê bình ca ngợi nhiều nhất với khoảng 50 bài viết, và cũng được coi là trường ca hay nhất từ khi Đổi mới đến nay. Không chỉ đứng vững trong lòng bạn đọc trong nước, mới đây nó còn được dịch ra tiếng Anh và nhà thơ Hoàng Trần Cương được "ăn theo" một chuyến đi Mỹ để giới thiệu về thi phẩm này.
Ở quê tôi đã từng có trường hợp một tờ báo mở cuộc thi hơn 2 năm trời. Anh em văn nghệ sỹ vô cùng phấn khởi hào hứng dự thi. Đến ngày trao giải mới tá hoả giải nhất thuộc về bố vợ TBT, giải nhì em vợ TBT và giải ba là... vợ TBT. Chẳng biết độ chính xác của giám khảo đến đâu nhưng điều này hết sức phản cảm nên sau đó ở đây truyền nhau rằng: "Giải nhất thì biếu cụ nhà - Giải nhì phần cậu, giải ba bu mình"...?
Tôi thấy hiện tượng này không chỉ xuất hiện ở địa phương mà cả một số giải thưởng ở trung ương. Giải thưởng là sự khẳng định nỗ lực của tác giả đồng thời có tính định hướng dư luận. Do đó trong khâu xét giải nếu như nể nang, cảm tính, thiếu công tâm, thiếu trình độ thẩm định thì rất nguy hại cho văn học, nghệ thuật. Trớ trêu thay, có nhiều người trong hội đồng giải thưởng lại tự chấm giải cho mình. Vì thế mà ở xứ Cố Đố đã có vè chấm giải thế này:
Cố Đô, giải thưởng tỉnh nhà/ Cố tranh nhau giải để mà lấy đô (USD)/ Họ Trần, họ Đỗ, họ Tô/ Vừa thi, vừa chấm, vừa vồ giải cao...
Bài họa của Hoahuyen 604. HẠNH PHÚC AI BẰNG ? Giọt lệ vui mừng lã chã rơi Chín hai vương nợ... lỡ chi rời? Vừa qua chín mốt ngon ơ đấy Vượt ngưỡng ngoài trăm chứ chẳng chơi Trí - Đức - Tâm - Tầm lưu vạn kiếp Hiếu - Trung - Nhân - nhẫn vọng muôn đời Vần thơ xướng họa còn ngân mãi Phước thọ vô cương, trưởng lão ơi!(*) HOAHUYEN (Đào Ngọc Hòa) 9.11.2008 (*) Hạnh phúc ai bằng? trưởng lão ơi!
Nhân dịp đọc bức thư ngỏ của trưởng lão tiền bối Trương Quân [@more@] Trước thềm 92 Trương Quân
Thư ngỏ Thành phố Hồ Chí Minh ngày 1 tháng 10 năm 2008 Các bạn thơ gần xa kính mến! Mùa xuân năm 2006 tôi đã làm bài thơ"Trước thềm 90" và được bạn bè khắp nơi hưởng ứng gởi bài họa đông đảo,tôi rất cám ơn. Mùa xuân năm Kỷ Sửu 2009 tôi định ra tập thơ chia sẻ tuổi 92 của mình:
Trước thềm 92
Chín mốt như đào chín dợm rơi Chắt chiu ngày tháng, quyết không rời Vẫn chuyền hơi thở nuôi nguồn sống Còn thả dòng tim đắm cuộc chơi Cây thọ lao xao cành gợn sóng Cõi trần tất bật khách yêu đời Khoan về gối mộng đầu non lạnh Tồn tại cùng ta,mây trắng ơi!
Phú Nhuận cuối thu 2008 TRƯƠNG QUÂN
Nhận được thơ mời họa nầy,mong các bạn vui họa và trao cho bạn thân của mình cùng họa thơ với tôi. Thơ họa xin các bạn vui lòng gởi về một trong hai địa chỉ sau:
1-TRƯƠNG QUÂN ;47B Đặng Văn Ngữ,Quận Phú Nhuận,TP Hồ Chí Minh,Điện thoại:08 8 446066
2-NGUYỄN ĐÌNH LỊCH ( Người biên tập),36 Bế Văn Đàn,P14,Quận Tân Bình,TP Hồ Chí Minh,Điện thoại o8 8 409 484 và 0918 388 933
Bài họa các bạn gởi cho chúng tôi từ nay đến hết ngày 30-11-2008,Bài nhận trước vi tính trước,bài nhận sau vi tính sau(theo dấu bưu điên để kịp thời gian in ấn.Chúng tôi chỉ xử dụng mỗi bạn một bài thơ họa,có địa chỉ bạn,vi tính rỏ ràng để chúng tôi dễ liên lạc,trao đổi và tiện gởi sách biếu đến các bạn vào mùa xuân tới . Nhân dịp xuân về chúng tôi trân trọng gởi đến bạn và gia đình lời chúc xuân tốt đẹp nhất.
Ông Lê Thúc Trọng ( Quốc Tuấn ) sinh tại Huế, sống tại TP. Hồ Chí Minh - Hội viên chi nhánh thơ Đất Việt, thuộc Câu Lạc Bộ Văn học điện ảnh Việt Nam vừa bước sang tuổi 70 có bài thơ mời họa như sau :
Bài xướng: BẢY MƯƠI TỰ THỌ
Bẩy chục năm qua hưởng lộc trời Tình xuân lên xuống lúc đầy vơi Một tuần ba buổi " Thơ Hồng" gọi Năm vận tám câu "Đất Việt" mời Nhờ bạn nên thơ ngời ý bút Có thơ cùng bạn đẹp sân chơi Nam tào giả sử quên không gọi Quyết sống an vui vui mọi người
Quốc Tuấn
Bài họa:
603. Chúc anh VƯỢT NGƯỠNG BẨY MƯƠI
Vượt ngưỡng bẩy mươi sống giữa trời Hoàng hôn ngả bóng, sức dần vơi Tâm hồn lãng mạn thơ còn gọi Thể xác tinh anh "xã" vẫn mời Cõi tạm trần gian tha thiết sống Thiên thu tây trúc thỏa thê chơi Tài, danh, sự nghiệp, tình, nhân nghĩa Đạp đất hiên ngang được mấy người?
Hoahuyen 08.11.2008 [@more@]một số hình ảnh sáng nay "Ra mắt chi nhánh UNESCO thơ Đất Việt" tại thành phố Hồ Chí Minh vào đây cho mọi người cùng xem nè
Dẫn chương trình Nhà thơ Phạm Thị Cúc Vàng
Nhà thơ Hương Thu - PCN UNESCO thơ đường Việt Nam phát biểu khai mạc
Ban chủ nhiệm chi nhánh UNESCO thơ Đất Việt ra mắt
Phát biểu nhận nhiệm vụ của Nhà thơ Đình Lịch - tân Chủ nhiệm chi nhánh UNESCO thơ Đất Việt
Phát biểu chào mừng của NSUT - Đạo diễn điện ảnh Lê Dân
Nhận lặng hoa chúc mừng ra mắt chi nhánh UNESCO thơ Đất Việt
Nhà thơ Phạm Thiên Thư và các vị quan khách tham dự lễ ra mắt
Một thi hữu việt kiều - thành viên của chi nhánh UNESCO thơ Đất Việt
Sưu tầm giới thiệu ca khúc Hà nội mùa lắm những cơn mưa
(Mô li phê)
Nếu có con gái mình đặt tên là Công Tằng Tôn Nữ Bão Giông em nhé?
Ca sỹ: Đinh Công Sáng
Hà nội mùa này phố cũng như sông
Cái rét đầu đông,chân em ngâm thâm trong nước lạnh
Hoa sữa thôi rơi,em tôi bơi cả chiều trên phố
Đường Cổ Ngư xưa,ngập tràn nước sông Hồng...
Hà nội mùa này chiều không có nắng
Phố vắng nước lên thành con sông
Quán cóc nước dâng ngập qua mông
Hồ Tây, giờ không thấy bờ
Hà Nội mùa này lòng bao đau đớn
Ta nhớ đêm nao lạnh đôi tay
Cho đến đêm qua lạnh đôi chân
Giờ đây, lạnh luôn toàn thân --------
Hà nội mùa này phố cũng như sông
Cái rét đầu đông,chân em thâm thâm trong nước lạnh
Hoa sữa thôi rơi,em tôi bơi cả chiều trên phố
Đường Cổ Ngư xưa,ngập tràn nước sông Hồng...
Hà nội mùa này người đi nơm cá
Phố vắng nước lên thành con sông
Quán cóc nước dâng ngập qua mông
Hồ Tây, tràn ra Mỹ Đình
Hà Nội mùa này lòng bao đau đớn
Ta nhớ đêm nao lạnh đôi tay
Cho đến đêm qua lạnh đôi chân
Giờ đây, lạnh luôn toàn thân
(Mô li phê)
Nếu có con gái mình đặt tên là Công Tằng Tôn Nữ Bão Giông em nhé?
Ca sỹ: Đinh Công Sáng
Hà nội mùa này phố cũng như sông
Cái rét đầu đông,chân em ngâm thâm trong nước lạnh
Hoa sữa thôi rơi,em tôi bơi cả chiều trên phố
Đường Cổ Ngư xưa,ngập tràn nước sông Hồng...
Hà nội mùa này chiều không có nắng
Phố vắng nước lên thành con sông
Quán cóc nước dâng ngập qua mông
Hồ Tây, giờ không thấy bờ
Hà Nội mùa này lòng bao đau đớn
Ta nhớ đêm nao lạnh đôi tay
Cho đến đêm qua lạnh đôi chân
Giờ đây, lạnh luôn toàn thân --------
Hà nội mùa này phố cũng như sông
Cái rét đầu đông,chân em thâm thâm trong nước lạnh
Hoa sữa thôi rơi,em tôi bơi cả chiều trên phố
Đường Cổ Ngư xưa,ngập tràn nước sông Hồng...
Hà nội mùa này người đi nơm cá
Phố vắng nước lên thành con sông
Quán cóc nước dâng ngập qua mông
Hồ Tây, tràn ra Mỹ Đình
Hà Nội mùa này lòng bao đau đớn
Ta nhớ đêm nao lạnh đôi tay
Cho đến đêm qua lạnh đôi chân
Giờ đây, lạnh luôn toàn thân
Chiều nay về... anh không tiễn Hà My (*) Thầm ngưỡng mộ một tấm lòng nhân ái Vượt đường xa... nắng, mưa em không ngại Chia tình thương san sẻ với dân nghèo
Một miếng đói, còn hơn no... đãi yến Gói mì tôm đúng lúc nhớ muôn đời Đồng bạc lẻ cứu người qua cơn nạn Khác chi xây cửu tháp ngói màu tươi
Anh cảm phục đôi vai gầy, bé nhỏ Tấn lòng son rộng mở... đẹp, ngoan, hiền Trong khối óc con tim người khốn khổ Phật là em... giáng thế khác gì tiên ?
...
Những mảnh đời bất hạnh ngóng chờ em Như nắng hạn đợi cơn mưa khao khát Nơi em đến tỏa tình thương ngào ngạt Nối nhịp cầu chia sẻ vạn niềm vui
Người có của, có công làm việc nghĩa Đem lá lành... đùm lá rách dịu xoa Việc tuy nhỏ nhưng hồn em rộng lớn Tấm lòng nhân thơm thảo tỏa lan xa
Chia tay nhé hẹn ngày mai gặp lại "Cơm chiên giòn" tuy số phận... hồng nhan Nhưng tỏa sáng một tấm lòng cao thượng Sống cho đời... cứu giúp kẻ lầm than
Hoahuyen 28.10.2008
(*) Hoahuyen + Mỹ Anh + Hạnguyen + Hoacat ăn cơm trưa vời Hà My đến gần 14 giờ thì Hoahuyen về có cuộc họp chiều đến 17 giờ mới xong không thể nào tiễn hà My ra bến xe được mong "em gái" Hà My hiểu cho anh nha
May tam hinh ghi lai trua (28.10.2008) tai VP Hoahuyen va tai quan an trong khuon vien hoi Nha Bao Thanh Pho Ho Chi Minh
Bài 1.404. NHỚ QUÊ HƯƠNG
-
Bài 1.404.
NHỚ QUÊ HƯƠNG
Nhãn lồng bổ ngập dao phay
Hưng Yên đặc sản nơi này lừng danh
Giữa mùa vào vụ trĩu cành
Quả ngon thơm ngát ngọt thanh dễ ng...
Nghiên cứu về bộ gen của người Việt
-
DẠY VÀ HỌC. Theo Dân trí, bài viết của Hồng Hải ngày 17 tháng 7 năm 2019,
công trình “Nghiên cứu về bộ gen của người Việt” vừa được các nhà khoa học
công...
THƯ GỬI ENA
-
*(Coi như là truyện ngắn)*
ENA thân mến,
Mặc dù chúng mình biết nhau rất rõ, nhưng tôi vẫn muốn gọi chị là ENA. "Em
Nhớ Anh" - chị luôn luôn viết tắt dòng c...
credit card services
-
There is no doubt that accepting credit cards online is an absolute
necessity if you intend to run an online business. No-one who wants to keep
his onli...
RSS Solutions for Restaurants
-
*FeedForAll *helps Restaurant's communicate with customers. Let your
customers know the latest specials or events.
RSS feed uses include:
*Daily Specials...