Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

841. Tương lai hạnh phúc đang chờ

alt
841.

TƯƠNG LAI
HẠNH PHÚC ĐANG CHỜ

Chưa bao giờ như thế... em ơi!
Nỗi khát khao lớn dần theo năm tháng
Lời yêu thương cứ trào dâng... lai láng
Gió thì thầm say đắm ngọt ngào đêm

Suốt cuộc đời, anh chỉ muốn bên em
Xa khoảng cách chỉ càng tăng.. nỗi nhớ
Một bờ vai, tựa bờ vai che chở
Ta cùng nhau đến bến đợi, mong chờ

Bấy nhiêu năm cũng mới chỉ là mơ
Anh mong muốn ngày mai thành hiện thực
Lửa con tim cháy bùng trong lồng ngực
Anh trao em với tất cả tấm chân tình

Một đời người ai chẳng lắm nhục - vinh ?
Dẫu đã biết đến với nhau là khổ
Chỉ những ai vượt qua ngàn giông tố
Mới ngọt ngào chia sẻ hết buồn đau

Cõi hồng trần nhiều ngang trái bể dâu
Anh dìu em cùng nhìn về phía trước
Có niềm tin ngày mai tròn mong ước
Một tương lai hạnh phúc đang chờ

30.11.2011
Hoahuyen



                        Điều giản dị

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

Tự hào quê hương Hưng Yên


Tự hào quê hương Hưng YênKỷ niệm 180 năm ngày thành lập tỉnh

Sáng 27/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tới dự Lễ kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh Hưng Yên, 70 năm thành lập Đảng bộ tỉnh, 15 năm tái lập tỉnh và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh.

Hình ảnh Lễ kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh Hưng Yên và đón Huân chương Hồ Chí Minh

alt
Buổi lễ mít tinh do Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTQT tỉnh Hưng Yên tổ chức đã diễn ra trọng thể tại Quảng trường Nguyễn Văn Linh ở thành phố Hưng Yên. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới dự, phát biểu và trao Huân chương Hồ Chí Minh cho tỉnh Hưng Yên. Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười gửi lẵng hoa chúc mừng. Tới dự có ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ, Trung tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Phạm Thanh Ngân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Ngô Xuân lịch, Bí thư Trung ương Đảng, ông Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội, Đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên Bí thư trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Yểu, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội cùng nhiều vị lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành trung ương, đại biểu lãnh đạo các tỉnh thành bạn: Hà Nội, Hải Dương, Long An, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Thái Bình, Bắc Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Thái Nguyên, Quảng Nam, Phú Yên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Bộ tư lệnh Quân khu III.
Về phía tỉnh Hưng Yên có ông Nguyễn Văn Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, ông Nguyễn Văn Thông, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, ông Doãn Thế Cường, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên. Các ông Đặng Văn Cảo, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Phạm Đình Phú, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Nguyễn Đình Phách, Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Cao Văn Cường, nguyên Bí thư tỉnh ủy cùng nhiều vị lãnh đạo tỉnh Hưng Yên qua các thời kỳ, các ông bà trong Ban thường vụ Tỉnh ủy, thường trực HĐND, thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các huyện, thành phố, các đại biểu Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng LLVT, Anh hùng Lao động và hàng nghìn đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Tới dự còn có hội đồng hương Hưng Yên tại các tỉnh, thành phố, lãnh đạo các trường đại học trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, lãnh đạo và phóng viên các cơ quan báo chí trung ương và địa phương.
alt
alt
Mở đầu lễ mít tinh là diễu binh, diễu hành với sự tham gia của hơn 2.000 người thuộc 38 đoàn. Trong tiếng nhạc hùng tráng, đi đầu là đội rước cờ Tổ quốc, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, biểu tượng Huân chương Hồ Chí Minh và biểu tượng Văn miếu Xích Đằng tiêu biểu cho nền văn hiến Hưng Yên, tiếp theo là các khối diễu binh đại diện cho lực lượng chính quy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, nữ du kích Hoàng Ngân và các đơn vị của Công an tỉnh. Các đoàn diễu hành bao gồm các khối đại diện cho tuổi trẻ, công nhân viên chức, nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh, khối các ban Đảng, khối nội chính, khối văn hóa xã hội, khối sản xuất và các huyện thành phố... đã biểu dương lực lượng, thể hiện khí thế mạnh mẽ của tỉnh Hưng Yên đang không ngừng vươn lên phát triển toàn diện ở nhiều lĩnh vực.  
alt
alt
Sau nghi thức chào cờ, ông Nguyễn Văn Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đọc diễn văn kỷ niệm và báo cáo thành tích. Bài diễn văn đã ôn lại lịch sử hình thành và phát triển của mảnh đất, con người Hưng Yên, quá trình thành lập tỉnh Hưng Yên từ năm 1831 dưới triều vua Minh Mạng, những biến đổi về địa giới hành chính trong suốt 180 năm qua.
Cách đây 180 năm – tháng 10 năm Tân Mão – tức tháng 11 năm 1831, tỉnh Hưng Yên được thành lập, gồm 2 phủ: Phủ Khoái Châu có các huyện Đông Yên, Kim Động, Ân Thi, Phù Cừ của Trấn Sơn Nam và Phủ Tiên Hưng có các huyện Tiên Lữ, Thần Khê, Hưng Nhân, Duyên Hà của Trấn Nam Định.
alt
Năm 1894, Toàn quyền Đông Dương đã chuyển huyện Tiên Lữ từ Phủ Tiên Hưng sang Phủ Khoái Châu, hai huyện Hưng Nhân và Duyên Hà nhập vào tỉnh Thái Bình. Ngoài đất của vùng Sơn Nam cũ, Hưng Yên có thêm một phần đất của Hải Dương và Bắc Ninh.
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, đến năm 1968 hợp nhất với tỉnh Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng. Ngày 01 tháng 01 năm 1997, tỉnh Hưng Yên được tái lập; các huyện đã sát nhập cũng được tái lập theo địa giới hành chính như trước khi hợp nhất với tỉnh Hải Dương.
Theo lịch sử còn ghi thì nơi đây đã từng là thương cảng nổi tiếng một thời, một thương cảng lớn nhất Đàng Ngoài, buôn bán, giao thương sầm uất với nhiều nước trên thế giới. Nhiều người Việt Nam và nước ngoài đã từng biết đến Phố Hiến là chốn phồn hoa đô hội – một tiểu Tràng An. Khi Kinh thành Thăng Long có 36 phố phường, thì Phố Hiến đã có 23 phố phường, nức danh với câu ca “thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”.
alt
Không chỉ nổi danh là vùng quê văn hiến, Hưng Yên còn là vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Ngay từ thời mở đất, truyền thống yêu quê hương, đất nước đã được hun đúc. Từ chống chọi với thiên tai khắc nghiệt đến chống giặc ngoại xâm tàn bạo, đã rèn luyện cho người Hưng Yên có ý thức cộng đồng mạnh mẽ. Theo thời gian, ý thức đó ngày càng được đắp bồi trở thành lòng yêu nước, thương nòi. Được coi là cửa ngõ của Kinh thành Thăng Long, “Phụ quách” của Kinh đô, là một trong Tứ trấn: Đông – Đoài – Bắc – Nam, án ngữ con đường thượng kinh phía Đông bằng cả đường bộ và đường thủy; là một khu vực phòng ngự của hầu hết các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Những chiến công, những địa danh của Hưng Yên đã đi vào lịch sử kháng chiến của dân tộc như một mốc son chói lọi. Đó là căn cứ Dạ Trạch giúp nghĩa quân Triệu Quang Phục đánh đuổi quân Lương, là cửa Hàm Tử đại phá thủy quân của Toa Đô – khởi đầu cho những chiến thắng của quân dân ta đánh đuổi quân xâm lược Nguyên Mông; các cuộc đấu tranh của Phan Bá Vành, Lê Duy Cự, Cai Vàng chống chế độ cai trị phong kiến; các cuộc khởi nghĩa của Đinh Gia Quế, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám trong đấu tranh chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp. Phong trào thi đua với tiền tuyến lớn anh hùng trong chiến tranh chống Mỹ “Tất cả vì tiền tuyến đánh giặc”.
Hưng Yên có thể tự hào với bề dày lịch sử cách mạng và truyền thống văn hóa đầy nhân văn của mình; từ tinh thần yêu nước, anh dũng bất khuất chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương, đất nước lập nên nhiều chiến công oanh liệt, đến điển hình trong phong trào làm thủy lợi, được Bác Hồ 10 lần về thăm và 3 lần Bác tặng Cờ có thành tích xuất sắc trong kháng chiến và Làm thủy lợi khá nhất miền Bắc, đã tạo những đầm lầy, bãi hoang, lau sậy thành những cánh đồng màu mỡ, tốt tươi, cho mùa màng, hoa thơm, trái ngọt.
Thời nào cũng xuất hiện những tấm gương yêu nước sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là những nữ du kích Hoàng Ngân, “Đường 5 anh dũng, Bãi Sậy kiên cường” trong kháng chiến chống Pháp; “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” trong kháng chiến chống Mỹ; là tỉnh đi đầu, trở thành chiếc nôi của phong trào xây dựng gia đình văn hóa của cả nước. Đó là, quân và dân Hưng Yên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương Sao Vàng, Huân chương kháng chiến Hạng Nhất; có 80 đơn vị và 37 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động; 897 bà mẹ được phong tặng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, trên 22 ngàn liệt sỹ đã anh dũng hy sinh và trên 8 ngàn thương binh đã mất đi một phần xương máu bảo vệ Tổ quốc.
Cùng với tinh thần yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm; sự đoàn kết, sống nhân nghĩa, thủy chung cũng là phẩm chất, truyền thống quý báu của người dân Hưng Yên. Tấm gương về đạo đức, hiếu nghĩa của Chử Đồng Tử, Tống Trân – Cúc Hoa, là những đức tính tiêu biểu đã và đang góp phần giáo dục, bồi dưỡng nhân cách các thế hệ những người con của quê hương Hưng Yên sống và noi theo. Từ một vùng quê nghèo, với truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, ý chí vượt khó thành tài, Hưng Yên có nhiều nhà khoa bảng và danh nhân văn hóa: có 8 Trạng nguyên trên tổng số 53 Trạng nguyên của cả nước, có 205 tiến sỹ người Hưng Yên được ghi danh trên bia Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Hà Nội và 228 người đỗ đại khoa được ghi danh tại bia Văn Miếu – Xích Đằng, thành phố Hưng Yên. Hưng Yên tự hào có nhà cách mạng kiệt xuất, người mở đường cho công cuộc đổi mới đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và các nhà cách mạng tiền bối, những danh nhân văn hóa lớn khác.
alt
Kế thừa, phát huy những tinh hoa và truyền thống quý báu của quê hương, dân tộc; thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nhất là sau 15 năm tái lập tỉnh; trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức của một tỉnh thuần nông, có điểm xuất phát kinh tế thấp, thiên tai, dịch bệnh và cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu kéo dài; với sự nỗ lực phấn đấu, năng động và sáng tạo của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh; sự quan tâm giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan Trung ương; sự phối hợp chia sẻ có hiệu quả của các tỉnh, thành phố trong cả nước, Hưng Yên đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Kinh tế tăng trưởng nhanh, toàn diện và tương đối vững chắc, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 12%/năm; năm 2011 so với khi mới tái lập tỉnh: công nghiệp tăng gấp 50 lần; nông nghiệp chuyển dịch nhanh theo hướng sản xuất hàng hóa và tăng bình quân 4%/năm; giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 16%/năm; kim ngạch xuất khẩu đạt 760 triệu USD, tăng gấp 36 lần; thu ngân sách đạt trên 4.000 tỉ đồng, tăng gấp 48 lần; thu nhập bình quân đầu người đạt 24 triệu đồng, tăng gấp 7 lần; cơ cấu kinh tế: công nghiệp, dịch vụ 76%, nông nghiệp còn 24%. Hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư lớn, nhất là giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện được nâng cấp và đầu tư xây mới. Diện mạo đô thị và nông thôn ngày một khởi sắc; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên, tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo còn 9%.
Trên 60 đoàn khách đến chúc mừng và dự Lễ kỷ niệm
Trong dịp tổ chức Lễ kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh Hưng Yên, 70 năm thành lập Đảng bộ tỉnh, 15 năm tái lập tỉnh và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, tỉnh Hưng Yên đã đón tiếp trên 60 đoàn khách của các bộ ban ngành, đoàn thể trung ương, các tỉnh bạn, hội đồng hương Hưng Yên tại các tỉnh, cán bộ cao cấp nghỉ hưu là con em của Hưng Yên, các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh đến chúc mừng và dự lễ.
Thay mặt toàn thể nhân dân tỉnh Hưng Yên, ông Nguyễn Văn Cường đã trân trọng cảm ơn Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã có sự lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ và động viên quý giá để Hưng Yên không ngừng phát huy truyền thống, vươn lên xây dựng quê hương giàu đẹp. Đồng thời, ông Nguyễn Văn Cường cũng biểu dương các tầng lớp nhân Hưng Yên trong tỉnh cũng như ở khắp mọi miền tổ quốc và ở nước ngoài đã đoàn kết, chung sức chung lòng phấn đấu xây dựng tỉnh Hưng Yên ngày càng phát triển.
Trong những năm tới, Hưng Yên sẽ tiếp tục phát huy truyền thống văn hiến, cách mạng, huy động mọi nguồn lực để thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ, phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020. Nhân dịp này, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Cường cũng kêu gọi toàn thể nhân dân Hưng Yên thi đua phấn đấu để hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVII vừa qua đã đề ra.
alt
alt
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Khắc Hào, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hưng Yên đã công bố Quyết định của Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho nhân dân và cán bộ tỉnh Hưng Yên. Dưới nền quân nhạc hùng tráng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã long trọng gắn Huân chương Hồ Chí Minh vào lá cờ truyền thống của tỉnh Hưng Yên. Thay mặt tỉnh Hưng Yên, các ông Nguyễn Văn Cường, Bí thư tỉnh ủy, Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch UBND tỉnh, Doãn Thế Cường, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Phạm Ngọc Huy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh đã trân trọng đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh.
alt
Phát biểu tại lễ mít tinh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc mừng tỉnh Hưng Yên vừa tròn 180 năm. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh năm 1831 là dấu mốc lịch sử quan trọng của tỉnh Hưng Yên. Chủ tịch nước khẳng định truyền trống văn hiến, hiếu học, truyền thống cách mạng kiên cường, những thành tựu kinh tế xã hội vượt bậc của Hưng Yên đã ghi dấu và góp phần không nhỏ vào lịch sử dân tộc, vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau 15 năm tái lập, Hưng Yên đã có sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện, bộ mặt của tỉnh ngày càng thay đổi đẹp hơn, khang trang hơn. Là một tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế đồng bằng Bắc Bộ, lại có nhiều điều kiện thuận lợi nên Chủ tịch nước yêu cầu tỉnh Hưng Yên cần sớm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVII đã đề ra.
alt
Thay mặt tỉnh Hưng Yên, ông Nguyễn Văn Thông, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh đã trân trọng cảm ơn và tiếp thu các ý kiến động viên, chỉ đạo của Chủ tịch nước. Tỉnh Hưng Yên hứa sẽ thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả chỉ đạo của Chủ tịch nước, quyết tâm xây dựng Hưng Yên giàu đẹp văn minh và sớm trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020.
Đại diện cho các thế hệ, tầng lớp nhân dân Hưng Yên, Đại tá Phan Khắc Thuận, Cán bộ lão thành cách mạng và em Bùi Thị Lê, sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên đã lên phát biểu cảm tưởng tại buổi lễ.
Sau hơn 1h30 phút, buổi lễ mít tinh kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh, 70 năm thành lập Đảng bộ tỉnh, 15 năm tái lập tỉnh Hưng Yên và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh đã kết thúc trong màn thả bóng bay của các em thiếu nhi và màn biểu diễn nghệ thuật truyền thống sôi động.
alt
Buổi tối cùng ngày, vào lúc 20h30 phút, cũng tại quảng trường Nguyễn Văn Linh ở thành phố Hưng Yên diễn ra chương trình nghệ thuật với chủ đề "Hưng Yên - Một vùng văn hóa" và bắn pháo hoa chào mừng. Chương trình nghệ thuật do các diễn viên Trường Văn hóa Quân đội, Nhà hát Chèo trung ương, Nhà hát Ca múa nhạc trung ương, Nhà hát Chèo Hưng Yên và Trường CĐSP Hưng Yên phối hợp biểu diễn.
___________________________
Hoahuyen vui vì đã có 1 vài khổ thơ trong 2 bài thơ "Kỷ niệm ùa về" và "Hồn Quê" của Hoahuyen đã được sử dụng làm lời dẫn chương trình trong đêm ca nhạc chào mừng 180 năm ngày thành lập tỉnh Hưng Yên - Hoahuyen đã ghi lại được trích đoạn video clip này và hoahuyen coi đây là một món quà nhỏ nhoi đóng góp cho Quê hương.


KỶ NIỆM ÙA VỀ
Tôi lại về thăm quê hương xứ nhãn
Nơi một thời thơ ấu mái trường xưa
Chiều lang thang các ngả đường, ngõ cũ
Góc phố thân yêu, kỷ niệm ùa về

Tôi lững thững ven bờ đê phố Hiến
Dõi mắt nhìn bốn phía nở ngàn hoa
Đây Cò Cọ, chùa Chuông, đền Thiên Hậu
Nam bắc thành thắm sắc đổi thay da

Chớm đầu hạ nắng hoe vàng rực rỡ
Phượng đỏ hè giục rã tiếng ve ngân
Tà áo trắng sân trường say sóng mắt
Truyền tay nhau lưu bút phút xa - gần

Tôi lại về gõ nhịp đếm bước chân
Con phố cổ nét rêu phong còn đó
Đường Nguyễn Văn Linh tươi màu ngói đỏ
Bán Nguyệt hồ xưa lưu dấu ấn bao đời

Bâng khuâng nhớ, kỷ niệm cứ đầy vơi!
Bạn bè cũ, người xưa đâu rồi nhỉ ?
Nâng ly rượu ấm lòng người tri kỷ
Phút chia xa không nói nổi lên lời
Hoahuyen
29.4.2008

------------------

HỒN QUÊ


Ngỡ ngàng say cảnh làng quê
Một màu no ấm tràn về trong ta
Sông Hồng ngầu đỏ phù sa
Dâu xanh mướt lá, vườn cà tím bông

Mía chen kín bãi ven sông
Khoai, thơm, dưa, bí, ngô đồng bội thu
Lúa vàng trĩu gánh vai... u
Nhãn lồng say lịm lời ru ngọt ngào

altCánh diều no gió khát khao
Lưng trâu tiếng sáo xôn xao nắng hè.
Ngược xuôi tấp nập thuyền, ghe
Chất đầy hàng hóa đang khoe được mùa

Rộn ràng kẻ bán, người mua
Cô em mắt nhãn đong đưa gọi mời
Bưởi, cam ngọt lắm anh ơi!
Cau em thắm với trầu tươi đỏ lòng

Áo nâu chẽn gợi nét cong
Eo thon, da trắng môi hồng dễ thương
Lá răm lúng liếng vấn vương
Không dưng hỏi họ, dọ đường mà chi?



Dám không? sắm lễ vu quy?
Kẻo em ngóng đợi lỡ thì sao đang
Con đò đưa khách dọc, ngang
Mai mơ võng, lọng đón nàng cầu thân

Ấm no hạnh phúc vào xuân
Nhớ thời khốn khó nhọc nhằn khi xưa
Hỏi ai quên nổi nắng mưa?
Ông bà, cha mẹ cày, bừa, cấy thuê

Mùa mưa bão giật vỡ đê
Lũ dâng trắng nước bỏ quê ăn mày
Nắng hè nẻ rãnh, cua say
Tép, tôm, cò, vạc thân gày xác xơ

Vợ con thất thểu bơ phờ
Tay gậy, tay bị mắt mờ chân run
Thương thay thân phận dế, giun
Ba tròng một cổ, dưới bùn nhớp nhơ


Thực dân, đế quốc phởn phơ
Chủ điền phong kiến vét vơ, cường hào...
Đớn đau muôn cảnh ly tao
Hai triệu người chết(1) máu đào tuôn xưa?


Mấy đời tắm nắng, gội mưa
Mồ hôi thẫm đất vẫn chưa ra người
Có hay đọng giữa đất trời
Tiếng ru của mẹ một đời thâu canh...

Hôm nay đứng giữa mầu xanh
Ba phần thế kỷ mới thành ước mơ
Đại đòan kết, phất cao cờ
Vung gươm giành lấy cõi bờ về tay

Ươm mầm gieo hạt đắm say
Mồ hôi đổ xuống đường cày nở hoa
Công-Nông-Trí-Lính một nhà
Xây to, dựng đẹp sơn hà yên, vui

Hết cay đắng... hưởng ngọt bùi
Màu xanh trỗi dậy đẫm mùi hương quê
Ngỡ ngàng say cảnh đam mê
Màu no, ấm ấy tràn trề lòng ta.


(1) Năm 1945 hơn hai triệu người Việt Nam

chết vì đói, rét và bệnh tật.


Đào Ngọc Hòa


Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

840. Hoan nghênh Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng

Nếu chỉ "nhìn" vào phần trả lời chất vấn của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc Hội ( Cũng có nghĩa là với toàn dân Việt Nam ) có thể mỗi người có một cách cảm nhận khác nhau, thậm trí quan điểm trái chiều... nhưng với riêng Hoahuyen khi nghe phần trả lời chất vấn của Thủ Tướng với phong thái đĩnh đạc, tự tin... Hoahuyen cho rằng thái độ, trách nhiệm chính trị như thế là tốt, đáng khen ngợi.
840.
Hoan nghênh thái độ trả lời chất vấn

CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG

Thái độ xem ra khá rõ ràng
Hoan nghênh "ngài" Thủ Tướng
Nghe thôi thì đã sướng
Làm còn đang dõi theo

Vấn đề chủ quyền biển
Khôn khéo trong ngoại giao
Nhưng rất cần nguyên tắc
Một tấc biển, không trao

Xuất thân là người lính
Tuy không muốn binh đao
Nhưng nếu cần phải chiến ?
Tiếc chi giọt máu đào


...
Một phong thái sát sao
Rất tự tin, đĩnh đạc
Chỉ mong đừng làm khác
Lời hứa trước dân mình
Hoan hô "ngài" Thủ Tướng
Ủng hộ luật biểu tình
"Ta làm theo hiến pháp"(*)
Vì đất nước văn minh

25.11.2011
Hoahuyen

(*) ...theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thực hiện Hiến pháp (điều 69) quy định công dân được quyền biểu tình theo pháp luật nhưng chúng ta chưa có Luật biểu tình, “như vậy chúng ta nên bắt tay nghiên cứu Luật Biểu tình”.

[@more@]

Trả lời chất vấn của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng



                                   kiến cử tri tp.hcm


Nguồn :
Thủ tướng khẳng định: Hoàng Sa, Trường Sa của VN từ thế kỷ 17
5/11/2011 11:22

(VTC News) - Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam khẳng định đủ căn cứ pháp lý và lịch sử Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam, từ thế kỷ 17.

Sáng nay (25/11), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng mở đầu phần trả lời chất vấn trước Quốc hội bằng nội dung khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

Hoàng Sa, Trường Sa là của chúng ta

Mở đầu chất vấn, ĐB Lê Bộ Lĩnh (An Giang) đề nghị Thủ tướng cho biết những giải pháp cụ thể mà Chính phủ sẽ thực hiện trong thời gian tới để bảo vệ chủ quyền biển đảo trong bối cảnh khu vực Biển Đông hiện nay đang diễn biến phức tạp và chắc là kéo dài. ĐB Lĩnh cũng đề nghị Thủ tướng cho biết quan điểm và chủ trương của Chính phủ đối với việc người dân biểu thị lòng yêu nước của mình trước những hành động của các thế lực bên ngoài vi phạm chủ quyền biển đảo.

Thủ tướng: Hoàng Sa, Trường Sa của VN từ thế kỷ 17
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

Trả lời chất vấn này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, quán triệt đường lối đối ngoại hòa bình hữu nghị, độc lập, tự chủ và chủ quyền quốc gia của Đảng và Nhà nước ta, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hiệp quốc, tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), căn cứ vào thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển mà ta và Trung Quốc mới ký trong chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc, căn cứ những chủ trương, đường lối và những nguyên tắc nêu trên, chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền trên biển Đông.

Cụ thể, về đàm phán phân định ranh giới vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, Thủ tướng nêu, sau nhiều năm đàm phán, ta và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận phân định ranh giới năm 2000, còn vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ nếu theo Công ước Luật biển năm 1982 thì thềm lục địa của nước ta có trồng lấn với đảo Hải Nam của Trung Quốc.

Từ năm 2006 hai bên đã tiến hành đàm phán, mãi tới năm 2009 thì hai bên quyết định tạm dừng vì lập trường hai bên còn rất khác xa nhau. Đến đầu năm 2010 hai bên thỏa thuận là nên tiến hành đàm phán những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển sau nhiều lần đàm phán nguyên tắc đó đã được hai bên ký kết nhân dịp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc vừa rồi.

“Để có một giải pháp hợp lý mà hai bên có thể chấp nhận được chúng ta đang thúc đẩy cùng Trung Quốc xúc tiến đàm phán giải quyết việc phân định này, trong khi chưa phân định thì với chừng mực khác nhau, hai bên cũng đã tự hình thành vùng quản lý của mình trên cơ sở đường trung tuyến. Cũng trên cơ sở này chúng ta có đối thoại với Trung Quốc để bảo đảm cho việc an ninh, an toàn trong việc khai thác nghề cá của đồng bào chúng ta” – Thủ tướng nêu.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. “Việt Nam chúng ta khẳng định có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Chúng ta đã làm chủ thực sự ít nhất là từ thế kỷ XVII, khi 2 quần đảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào và chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục hòa bình”.

Tuy nhiên, theo Thủ tướng, đối với Hoàng Sa, năm 1956 Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông của quần đảo Trường Sa, đến năm 1974 cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Việt Nam cộng hòa. Chính quyền Việt Nam cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên hợp quốc can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này.

“Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này. Chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này của chúng ta phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, phù hợp với Công ước về Luật biển, phù hợp với tuyên bố DOC” – Thủ tướng khẳng định.

Về quần đảo Trường Sa, theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc thì hải quân chúng ta đã tiếp quản 5 hòn đảo tại quần đảo Trường Sa (đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca) từ chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Sau đó chúng ta tiếp tục mở rộng thêm lên 21 đảo, với 33 điểm đóng quân và xây dựng thêm 15 nhà giàn ở khu vực bãi Tư Chính để khẳng định chủ quyền của chúng ta ở vùng biển này – “vùng biển trong phạm vi mà 200 hải lý thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta”.

Ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc cũng đã chiếm 7 bãi đá ngầm, Đài Loan chiếm 1 đảo nổi, Philipin chiếm 9 đảo, Malaixia chiếm 5 đảo, còn Bruney có đòi hỏi chủ quyền trên vùng biển nhưng không có chiếm giữ đảo nào.

“Như vậy trên quần đảo Trường Sa, Việt Nam là quốc gia có số đảo đang đóng giữ nhiều nhất so với các quốc gia và các bên có đòi hỏi chủ quyền ở quần đảo Trường Sa. Việt Nam chúng ta cũng là quốc gia duy nhất có cư dân đang làm ăn sinh sống trên một số đảo mà chúng ta đang đóng giữ với số hộ là 21 hộ, 80 khẩu, trong đó có 6 khẩu cũng đã sinh ra, lớn lên ở các đảo này” – Thủ tướng nêu.

Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh, chủ trương của chúng ta đối với thực hiện chủ quyền đối với Hoàng Sa là nghiêm túc thực hiện Công ước Luật biển, nghiêm túc thực hiện tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông (DOC) và các nguyên tắc thỏa thuận mới ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cụ thể là chúng ta yêu cầu các bên giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm có ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực này.

Cùng với đó, theo Thủ tướng, chúng ta tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng kinh tế xã hội và cơ sở vật chất, kỹ thuật ở những nơi chúng ta đang đóng giữ bao gồm cả đường sá, điện, trạm xá, trường học, nước... để cải thiện đời sống và tăng cường khả năng tự vệ của quân dân đảo Trường Sa.

Đồng thời, Chính phủ đang yêu cầu sơ kết đánh giá lại cơ chế chính sách hỗ trợ đồng bào ta khai thác thủy, hải sản, vận tải biển trong khu vực này – việc này đã có và đang có hiệu quả và cần phải sơ kết để làm sao khuyến khích, hỗ trợ cho bà con của chúng ta thực hiện làm ăn sinh sống, thực hiện chủ quyền trên vùng biển Trường Sa.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, yêu cầu các bên liên quan nghiêm túc thực hiện theo đúng Công ước Luật biển năm 1982 và tuyên bố DOC là phải bảo đảm tự do hàng hải ở biển Đông, bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, trật tự, tự do hàng hải ở Biển Đông, “vì đây là mong muốn, là lợi ích của tất cả các bên liên quan, không chỉ của Việt Nam mà của tất cả các bên liên quan của các nước. Lập trường này của chúng ta được cộng đồng quốc tế ủng hộ, gần đây nhất là tại Hội nghị cấp cao ASEAN và cấp cao ASEAN với các đối tác” – Thủ tướng nói.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh trước Quốc hội và cử tri cả nước: “Chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền trên Biển Đông là vấn đề phải giải quyết và khẳng định chủ quyền của chúng ta trong phạm vi 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật Biển năm 1982. Chúng ta đã và sẽ tiếp tục khẳng định chủ quyền để quản lý thực hiện chủ quyền ngày càng đầy đủ hơn, hiện quả hơn đối với vùng biển này”.

Bắt tay nghiên cứu Luật biểu tình

Tại buổi chất vấn, các ĐBQH quan tâm đến căn cứ, thái độ, chủ trương của Chính phủ trong việc đề nghị Quốc hội xây dựng Luật Biểu tình, về nội dung này theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thực hiện Hiến pháp (điều 69) quy định công dân được quyền biểu tình theo pháp luật nhưng chúng ta chưa có Luật biểu tình, “như vậy chúng ta nên bắt tay nghiên cứu Luật Biểu tình”.

Thủ tướng nêu rõ, thực tế hiện nay có nhiều cuộc đồng bào ta tụ tập đông người, biểu tình để bày tỏ ý kiến, nguyện vọng kiến nghị với chính quyền nhưng chúng ta chưa có luật để điều chỉnh vấn đề này. Do đó cũng khó cho người dân khi thực hiện quyền được Hiến pháp quy định và cũng khó cho quản lý của chính quyền. Từ đó đã xuất hiện những biểu hiện mất an ninh trật tự, xuất hiện những việc lợi dụng để kích động, xuyên tạc gây phương hại cho xã hội.

Trước thực trạng này, Chính phủ đã có báo cáo kiến nghị với Quốc hội khóa trước, Quốc hội khóa trước cũng đã có công văn yêu cầu Chính phủ ban hành nghị định để quản lý, điều chỉnh biểu hiện này. Chính phủ đã ban hành Nghị định (số 38) để quản lý điều chỉnh hiện tượng này nhưng nghị định của Chính phủ hiệu lực pháp luật thấp và cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế cuộc sống đặt ra.

“Vì vậy, Chính phủ kiến nghị với Quốc hội xem xét đưa vào chương trình xây dựng luật để chúng ta có Luật biểu tình. Luật đó phù hợp với Hiến pháp, phù hợp với đặc điểm lịch sử văn hóa, điều kiện cụ thể của Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế, để đảm bảo quyền tự do dân chủ của người dân theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật. Đồng thời, ngăn chặn những việc làm, những hành vi gây xâm hại đến an ninh trật tự, đến lợi ích của xã hội và nhân dân” – Thủ tướng nêu.

Về chất vấn của các ĐBQH đề nghị nêu chủ trương của Chính phủ đối với những người biểu thị lòng yêu nước và chủ quyền, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta, của Chính phủ là luôn luôn trân trọng, biểu dương, khen thưởng xứng đáng đối với tất cả các hoạt động, đối với tất cả những việc làm của tất cả mọi người dân của chúng ta thật sự vì mục tiêu yêu nước, thật sự vì mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia.

“Nhưng đồng thời cũng không hoan nghênh và cũng phải buộc xử lý nghiêm theo pháp luật đối với những hoạt động, những hành vi với động cơ lợi dụng với danh nghĩa lòng yêu nước, lợi dụng với danh nghĩa bảo vệ chủ quyền mà để thực hiện mục tiêu, mục đích gây phương hại cho đất nước, cho xã hội. Tôi nghĩ với chủ trương nhất quán như thế thì đồng chí, đồng bào chúng ta sẽ ủng hộ!” - người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.

Kiều Minh

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

839. Nghiêng mình kính đại ca

Bài họa với Phương Thùy
và lão Hồ Văn Thiện


839.

Nghiêng mình
KÍNH ĐẠI CA

Xướng - họa đường thi nhất lão gia?

Hay tin nương nữ viếng thăm "nhà"
Thơ mời tình tứ còn như... trẻ
Rượu ngất ngây say thấy chửa... già
Thể xác bâng khuâng tưng tửng nhé ?
Tâm hồn lãng mạn rã ra là
Tài danh tên tuổi lừng thiên hạ
Tiểu muội nghiêng mình kính đại ca

23.11.2011

Hoahuyen


Bài xướng

KẾT BẠN THI CA

Đảnh chào Thiền Hộ lão gia gia
Tiểu nữ rong chơi, lạc đến nhà
Được thấy tài năng hơn sức trẻ
Lại xem điệu nghệ khá thâm già
Thơ đường thả bút vui lòng đấy
Xướng họa đề khai đẹp mắt là
Muốn kết tình thân qua điệu phú
Non vàng, khó sánh bạn thi ca.


                     Phương Thùy


  Bài hoạ

     NHẬN LỜI ĐỐI ẨM

Chào mừng Cổ Mộ đến bần gia
Trước kết tình thân sau biết nhà
Cũng muốn tung bay như lớp trẻ
Nhưng hi
ềm cam phận cái thân già
Câu thơ túc tắc đành cho có
Bài xướng lơ mơ cũng gọi là
Nay được nữ thi thương đối ẩm
Vui này hơn cả vạn lời ca !

                  21-11-2011
                  Hồ Văn Thiện


Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

838. Công trình in dấu tình Nhật - Việt

838.
Công trình in dấu
TÌNH NHẬT - VIỆT


Đại lộ đông - tây mới khánh thành
Hầm chui điểm nhấn, tựa hồn tranh
Người xe nườm nượp xoay vòng lượn
Điện sáng lung linh uốn khúc quanh
Thành phố chuyển mình khoe áo mới
Tim em rạo rực bóng hình anh
Công trình in dấu tình hai nước
Việt - Nhật thăng hoa mãi ngát xanh

21.11.2011
Hoahuyen




alt

alt




Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

837. Hãy tặng cho mình một cõi riêng



837.
Hãy tặng cho mình
MỘT CÕI RIÊNG


Riêng tư chốn ấy vốn bình yên
Hãy tặng cho mình một cõi riêng
Ép xác giam cầm... nên quỷ dữ
Thả hồn bay bổng... hóa thần tiên
Tự do tư tưởng nâng tầm vóc
Trói buộc con tim ắt hóa điên
Ứng xử người đời ai hiểu biết ?
Thăng hoa cảm xúc, hết ưu phiền

17.11.2011
Hoahuyen

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

836. “Dục tốc bất đạt” (*)


836.
“Dục tốc bất đạt” (*)

Thời gian chưa đủ chín?
Nho quả vẫn còn xanh ?
Nhớ lời Ông Cha dạy
“Dục tốc bất… “ ư thành

Xin chớ đừng vội vã
Thời gian qua rất nhanh
Khi bình minh lóe rạng
Giọt sương nào long lanh?

Không kén cá, chọn canh
Muôn trùng xa, cách trở
Nếu đã là duyên nợ
Nho sẽ chẳng còn xanh

Hiểu rồi thương nhớ ạ
Tình cảm nếu chân thành
Không có gì ngăn nổi
Em sẽ là của anh

16.11.2011
Hoahuyen

(*) Nếu muốn thành công thì không nên nôn nóng, vội vã sẽ ko có kết quả tốt

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

835. Muốn nên người phải biết nhớ công ơn!



835.
MUỐN NÊN NGƯỜI
PHẢI BIẾT NHỚ CÔNG ƠN

Tặng các Thày, Cô giáo nhân ngày
Nhà giáo Viêt Nam 20.11

Em vẫn còn nhớ lắm, lạ lùng thay

Lần đầu tiên thấy thày trên bục giảng
Tóc xanh mướt, rạng ngời khuôn mặt sáng
Thổi hồn vào từng câu, chữ thân thương

Bốn mươi năm em đã cách xa trường

Tóc đốm bạc, thành danh như mong ước
Giữa dòng đời, bon chen… từng xuôi ngược
Nay em về thăm lại mái trường xưa

Lớp đàn em kế tiếp vẫn như xưa

Giờ tan học ngợp sân trường áo trắng
Có chàng trai thầm yêu đang lẳng lặng
Ép từng trang nhật ký cánh hoa nào?

Tiếng ve sầu rộn rã vẫn xôn xao

Cuối mùa thi rưng rưng dòng lưu bút
Trò cá biệt chia tay… hiền như bụt
Đỏ lưng trời day dứt phút “đò đưa”

...

Nép bên thềm nghe bài giảng say sưa
Em không ngờ mắt nhòe cay bên bậu cửa
Trang giáo án vẫn bừng lên như ngọn lửa
Tiếng của thày tha thiết ấm… nôn nao

Người đưa đò năm ấy đã xanh xao

Bao thế hệ, tháng năm thày dạy dỗ ?
Cho chúng em thênh thang đường quan lộ
Ngoảnh lại Thày sợi trắng, bạc dày hơn!

Muốn nên người phải biết nhớ công ơn

Thày cho ta tâm hồn, nhân cách sống
Nâng cánh buồm cho thuyền khơi gió lộng
Đến chân trời thỏa mãn mọi ước mơ

14.11.2011

Hoahuyen


834. Đời người cõi tạm trả vay




834.
Đời người cõi tạm trả vay

Vườn đêm trăng khuya lả ngọn
Năm canh lẻ bóng hao gày
Xót thương tiền duyên lận đận
Tủi hờn bao nỗi đắng cay

Dép, giày... có đôi, có số
Đời người cõi tạm trả vay
Hỏi được mấy ai tròn trịa?
Chỉ toàn hạnh phúc mê say?

Nửa kia đang ở đâu đây ?
Hợp tan tri âm, tri kỷ
Tâm hồn khát chân thiện mỹ
Hữu duyên thiên lý... tỏ bày

Tiết trời cuối thu lành lạnh
Em đang mơ một vòng tay ?
Anh gửi nồng nàn hơi ấm
Nắng vàng theo gió heo may

14.11.2011
Hoahuyen

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

833.Chỉ mơ cõi thực thái bình yên vui


833.
Chỉ mơ cõi thực
THÁI BÌNH YÊN VUI

Một mình trống vắng cô đơn
Năm canh thổn thức dỗi hờn vô duyên
Bỗng dưng khấy động bình yên
Buồn vui, sướng khổ, truân chuyên... ai ngờ

Bồng bềnh cảm xúc trong mơ
Giật mình thảng thốt, thẫn thờ chơi vơi
Trần gian cõi tạm... người ơi!
Thiu duyên, lạc phận tơi bời hồng nhan?

Nào ai, ai dám thở than?
Bắc Nam hai nửa trái oan ân tình
Khổ đau, lắm nhục, nhiều vinh
Chỉ mơ cõi thực thái bình yên vui

11.11.2011
Hoahuyen
 

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

Sắc hương dù nhạt vẫn yêu ( 392 )


392.
SẮC HƯƠNG
DÙ NHẠT VẪN YÊU


Chênh chao vành nón nghiêng che
Nắng chan hòa nắng ấp e gợi tình
Mắt ngời khoe dáng eo xinh
Hiền nhân, quân tử rập rình ngó trông


Khôn thì kén vợ chợ đông
Ba quân dễ chọn ra chồng qúy yêu
Ngày lành sáp lại... chung niêu
Chung chăn, chung gối sớm chiều bên nhau


Yêu nhiều nước mắt dễ mau
Ghen tuông khôn khéo vừa đau... thì dừng
Ở đời đôi lúc xỉa xưng
Bát xô, đĩa lệch... cũng đừng âu lo


Đã yêu là hiến dâng cho
Khổ đau cho đáng... nhằn nhò chi em !?
Năng rèn miệng cứng, môi mềm
Gối long, đầu bạc vẫn êm cửa nhà


Nắng mưa từng đã trải qua
Dù hương có nhạt, sắc nhòa vẫn yêu


Hoahuyen
05.11.2009

Chính gốc dân Hưng Yên
Vốn "lói" ngọng như điên
Bạn gần xa thứ lỗi
"Nẫn nộn" rất hồn nhiên
Hoahuyen

Link