Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

884. Chớ quá tin... Quảng cáo

Thư giãn cuối tuần

884.
Chớ quá tin... Quảng cáo

Tiếp thị kiểu này hại mấy anh
Chị em tưởng bở suốt đêm hành
Đến khi vỡ mộng càng thêm tủi
Chả lẽ la làng... "hãng" sở khanh ?

Chớ quá nghe lời... tin quảng cáo
Nhìn gà hóa cuốc, mắt long lanh
Tưởng "đinh" e lệ nhầm... hy vọng
Tiên dược tơi bời... sướng thả phanh!!!

Hoahuyen
28.12.2012

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

883. À thì ra thế ?

883.
À thì ra thế ?

Giận đỏ mặt tía tai
Vung tay chân la hét
Cách vài cen ti mét
Nghe chẳng hiểu lòng nhau?

Xa hai đầu Nam - Bắc
Chẳng thấy bóng hình đâu
Lời thì thào qua... gió
Vẫn nghe rõ từng câu

À, thì ra là thế ?
Đường đến trái tim nhau
Phải đâu do khoảng cách?
Không biết lắng nghe nhau ?

Hoahuyen
24.12.2012
alt
Gần
alt
và... xa

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

882. Mã đáo lưu danh thơm hậu thế


 












882.
Mã đáo lưu danh
THƠM HẬU THẾ

 
Nào ai tránh khỏi kiếp lênh đênh ?
Có chí làm trai vượt thác ghềnh
Giỏi biến đời người vơi bất hạnh
Tài xoay thế cuộc bớt chông chênh
Để khi tình mãn, mê hồn mộng
Đến lúc nghiệp thành, thỏa chí vênh
Mã đáo lưu danh thơm hậu thế
Cháu con hãnh diện được xông xênh ?

Hoahuyen
11.12.2012

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

881. Đã lâu rồi thèm hai tiếng mày tao

alt 
Thứ tự từ trái sang: Ngọc Liệu - Hoàng Anh - Hồ Sỹ Yên - Đình Thoái - Đào Ngọc Hoà (Hoahuyen) - Chính (chiếu phim) - Tiến đỏ - Tiến trắng (Ảnh chụp khoảng 9/1975 khi Hoahuyen là lính binh nhất)
881.
Đã lâu rồi thèm hai tiếng mày tao
                  Bài thơ là cảm xúc được viết xong lúc 22h00
                  ngày 07.12.2012 sau khi bất ngờ nhận được
                  bức ảnh quý của anh Phạm Đình Thoái


Đã lâu rồi thèm hai tiếng mày tao
Giữa rừng sâu đêm khuya bên cánh võng
Mấy anh em ồn ào năm bẩy giọng
Tranh cãi nhau chuyện con tép, con tôm (1)

Khoe chuyện tình thuở ấy ai dám hôn?
Nhìn vụng nhau... run còn hơn cầy sấy
Chiếc khăn thêu lồng tên em đưa đẩy
Phút chia tay sâu lắng nghẹn ân tình

Đường ra trận đêm trăng sáng lung linh
Xanh màu áo, gậy Trường sơn tươi rói
 

Đêm râm ran vang t iếng cười, giọng nói
Tuổi hai mươi căng sức trẻ tràn trề

Bao chàng trai lần đầu mới xa quê
Vô tư hát bản hùng ca xung trận
 

Không tính toán thiệt hơn, cho và nhận
Chưa biết mùi con gái đã hy sinh

Chết xanh cỏ, đỏ ngực lính cựu binh
Ta may mắn là người còn sống sót
Đã nếm đủ đắng cay... thừa mặn ngọt
Ơn cuộc đời, cho ta thoả ước ao


Đã lâu rồi thèm hai tiếng mày tao
Nghe bỗ bã, chân thành cùng trang lứa

Giữa rừng sâu đêm khuya bên bếp lửa
Lại tranh nhau con tép cãi con tôm...


Hoahuyen
07.12.2012


(1)Chuyện con tép, con tôm: Từ rất lâu rồi câu nói trêu chọc nhau “Hà Tây gọi tép là tôm” đã gây ra biết bao vụ tranh cãi giữa đám đông bộ đội, công nhân, học sinh, sinh viên với nhau ở Miền Bắc, rồi lan vào cả vùng Miền Nam. Nhiều vụ cãi nhau còn dẫn đến ghét nhau, đánh nhau nữa. Tôi cũng đã từng tham gia vài lần vào những vụ tranh cãi không phân thắng bại này...

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

880. THỎA NỖI NIỀM

Đăng lại bài thơ cũ - nay có nối thêm khổ thứ hai
Trân trọng
alt 

880.
THỎA NỖI NIỀM


Sống ở trần gian ngỡ cõi tiên
Ơn trời tạ đất đã se duyên
Cho tâm say đắm môi kiều diễm
Để xác si mê nét dịu hiền
Khéo chốn phòng the nhen ngọn lửa
Đảm nơi bếp núc giữ bình yên
Truân chuyên bởi số thiên tiền định
 

Xế bóng hoàng hôn thỏa nỗi niềm


Xế bóng hoàng hôn thỏa nỗi niềm

Người dưng vô cớ, nhớ như điên
Tại eo thon ngọt, hồn tươi trẻ
Bởi nét cong giòn, nết tự nhiên
Tài tử hào hoa, thân lận đận
Giai nhân lãng mạn, phận truân chuyên
Bên em ngây ngất say từng phút
Nếu phải “thăng” ngay cũng chả phiền

Hoahuyen
05.12.2012


alt

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

879. VIẾNG THĂM CÔN ĐẢO

alt   alt 

879.
VIẾNG THĂM CÔN ĐẢO


Mấy ngày viếng thăm Côn đảo
Trong tôi cảm xúc tràn trề
Xưa kia “trần gian địa ngục” (1)
Ngày nay điểm đến đam mê

Lăn tăn con sóng thỏa thê
Nhẹ nhàng vỗ xoa bờ cát
Mái ngói đỏ tươi san sát
Con người, cảnh vật… lên hương

Đêm thăm nghĩa trang hàng dương
Không gian linh thiêng hùng vĩ
Bạt ngàn mộ bia liệt sỹ
Thăm nơi chị Sáu yên bình

Người tù cộng sản kiên trinh
Xác phơi hầm bò, chuồng cọp…
Đòn roi… chết dần teo tóp
Sẵn lòng vì nước hy sinh

Giá… của cuộc sống thanh bình
Chất chồng biết bao xương máu ?
Lớp người Cha Ông… tranh đấu
Cho ngàn thế hệ danh thơm

Đêm nay bên mồ chị Sáu (2)
Bỗng thấy lòng thanh thản hơn
Bao nhiêu nhỏ nhen ích kỷ
Nhẹ nhàng ta trút sạch trơn

Hoahuyen
01.12.2012

(1) Nhà tù Côn Đảo được xem là địa ngục trần gian, là di tích tố cáo tội ác của bọn thực dân, đế quốc và là trường học nung nấu ý chí, quyết tâm, tinh thần vô sản của các chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Là nơi thấm đầy máu của hàng vạn con người cách mạng kiên trung
(2) Cảm xúc thật ngay bên mộ chị Võ Thị Sáu khi nghĩ về Chị và hơn 20.000 người tù đã bỏ xác ở nơi này

alt
Nửa đên hát "Mùa hoa lê ki ma nờ" bên mộ Chị Võ Thị Sáu
alt
Nửa đên bên mộ Chị Võ Thị Sáu
alt
Nửa đên bên mộ Chị Võ Thị Sáu
alt
Chụp ban ngày ở nghĩa trang hàng dương
alt
Chụp ban ngày ở nghĩa trang hàng dương
alt
Chụp ban ngày ở nghĩa trang hàng dương

Nhà tù Côn Đảo được xem là địa ngục trần gian, là di tích tố cáo tội ác của bọn thực dân, đế quốc và là trường học nung nấu ý chí, quyết tâm, tinh thần vô sản của các chiến sĩ cách mạng Việt Nam.
Được xây dựng vào tháng 2 năm 1862 trên đảo Côn Lôn, huyện đảo Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Côn Đảo là nhà tù đầu tiên mà thực dân Pháp thiết lập ở Việt Nam. Nhà tù được xây dựng dưới quyền của thống đốc Nam Kỳ Dupré.

alt

Hệ thống các cơ sở giam giữ tù nhân ở Côn Đảo được xây dựng dần dần từ năm 1862 đến 1945 gồm 4 trại giam và 15 nhà tù. Đến năm 1955, thiếu tá Aloise Blank bàn giao nhà tù Côn Đảo lại cho ngụy quyền Sài Gòn, chấm dứt gần một thế kỷ tội ác của thực dân Pháp. Trong 20 năm (1955-1975), Mỹ Ngụy đã tăng quy mô nhà tù lên 8 trại giam, mỗi trại rộng khoảng 10.000m², có tường đá bao quanh, 6 dãy chuồng cọp và 45 xà lim. Ngoài khu vực các trại, còn có hàng chục sở tù như sở đập đá, sở lò vôi, sở rẫy là nơi người tù phải lao động khổ sai.

alt

Nhà tù Côn Đảo là địa ngục trần gian, nơi giam giữ và đày đọa những chiến sĩ cách mạng Việt Nam, Nhưng những người tù cộng sản đã biến nơi đây thành trường học nung đúc tinh thần vô sản, đưa cách mạng Việt Nam đến ngày thắng lợi cuối cùng, giải phóng quê hương, thống nhất đất nước.
Ngày nay, hệ thống nhà tù Côn Đảo đã được trùng tu để trở thành một di tích lịch sử cách mạng, thu hút đông đảo khách tham quan. Mô hình các tù nhân chính trị trong trại giam cũng đã được dựng lại để du khách có thể hiểu rõ hơn về lịch sử của nơi đã từng một thời đựoc coi là “địa ngục trần gian”.