Chân "rung" bác Tạo
Ngang dọc tung hoành khắp mọi nơi
Dấu chân dẫm nát bốn phương trời
Nhạc, thơ, tình, nghĩa chia đều khắp
Chất nghệ lừng danh tiếng để đời
Hoahuyen
Nguồn : Hình ảnh ĐÊM TRƯỜNG CA ĐỒNG LỘC
PV: Gần đến giờ G, Hà Nội đổ mưa lớn. Nhiều con đường ngập nước như cầm chân người. Nhưng tại Trung tâm Văn Hóa Đông Tây vẫn thấy nhiều người đội mưa đến. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên phụ trách "dẫn chuyện" cho Đêm Trường ca Đồng Lộc bị ướt lướt thướt phải mặc chiếc áo vừa và đẹp của Đoàn Tử Huyến. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, nhân vật chính đên giao lưu có xe con của TS Cử đón nên thấy anh vui vẻ đứng bên bàn sách ký mỏi tay tặng cho những người yêu thơ. Tuy sách in lần 2 không bán, nhưng anh Thất xin tác giả ký tặng 10 cuốn (ứng với 10 cô gái) và ủng hộ tiền cho BTC. Nhiều giáo sư, tiến sĩ, các nhà văn, nhà phê bình trẻ, các blogger Hà Nội và các bạn yêu thơ đã tới dự. Có 2 người từ Hà Tĩnh ra và xin tặng thêm sách cho mấy người ở nhà. Tất cả mọi yêu cầu tặng sách đều được tác giả và BTC vui vẻ OK.
Đêm giao lưu đã diễn ra sôi nổi và cảm động. Liên tục có ý kiến chia sẻ, đánh giá và ghi nhận cuốn Trường ca sớm nhất và duy nhất về Đồng Lộc đã để lại ấn tượng mạnh về một thời chiến tranh khói lửa ác liệt. Nhà thơ Bằng Việt tâm sự: "Phải nói tác giả có con mắt xanh để nhìn lịch sử, lựa chọn Đồng Lộc để viết trường ca. Đúng là sự kiện 10 cô gái Đồng Lộc càng lùi xa càng thấy lớn và mang nhiều ý nghĩa về cuộc kháng chiến năm xưa". Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng, Trường ca Đồng Lộc đã ra đời đúng thời điểm, nghĩa là sau cuộc chiến tranh kết thúc, nên có cái nhìn bao quát, tỉnh táo, và mang ý nghĩa nhân văn. Nhà thơ Bùi Văn Kha cho rằng, từ 30 năm trước anh Tạo đã viết trường ca này với một thi pháp mới. Nhà thơ dịch giả Lê Bá Thự, nhà báo Tâm Hiếu, Thanh Nhàn và một số bạn yêu thơ đã phát biểu và đọc những bài thơ về chiến tranh và Đồng Lộc... Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cám ơn BTC, đồng nghiệp, bạn bè và các bạn yêu thơ đã dành cho cuốn trường ca một tình cảm đặc biệt. Anh nói: "Nếu như trong chiến tranh thế hệ nhà thơ chúng tôi mở mắt để viết, thì đến thời hậu chiến chúng tôi đã biết nhắm mắt để viết. Nhắm mắt để thấy rõ hơn hiện thực và tâm tưởng. Nhắm mắt để thấy rõ hơn cuộc chiến tranh và những thân phận. Tôi đã nhắm mắt để làm nên Trường ca Đồng Lộc".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét