Mưa trên phố Huế
780.
Ta lại về thăm
HUẾ MỘNG MƠ
Ta lại về thăm Huế mộng mơ
Cổ kim say đắm đến không ngờ
Dòng Hương lững thững trôi... xanh ngắt
Đỉnh Ngự thong dong bước... hững hờ
Vĩ dạ hàng cau xào xạc lá
Ngọ Môn điện ngọc lặng như tờ
Bên em... lạc gót vương triều Nguyễn
Diện kiến nhà vua(1) xướng họa thơ
Viếng thăm lăng tẩm... hồn mê mẩn
Bia đá rêu phong đẹp sững sờ
"Thánh đức thần công"(2) in đậm nét
"Khiêm cung ký"(3) tạc chữ chưa mờ
Tổ tiên vạn đại... nên cơ nghiệp
Con cháu thiên thu... giữ cõi bờ
Lữ khách nghiêng mình chiêm bái vọng
Hữu tình kim cổ dệt vần thơ
Hoahuyen
30.12.2010
(1) Vua Tự Đức: là vị vua thứ 4 của triều Nguyễn cũng là ông vua hay chữ rất đề cao Nho học, chăm về việc khoa bảng, sửa sang việc thi cử và đặt ra Nhã Sĩ Khoa và Cát Sĩ Khoa, để chọn lấy người có tài văn học ra làm quan - Tự Đức là người ham học, hiểu biết nhiều và đặc biệt yêu thích thơ văn... Ông làm nhiều thơ bằng chữ Hán, trong đó có bộ Ngự Chế Việt sử tổng vịnh, vịnh hàng trăm nhân vật trong lịch sử Việt Nam. Ngoài ra, ông còn làm cả sách bằng chữ Nôm để dạy cho dân dễ hiểu, điển hình như Luận Ngữ diễn ca, Thập điều, Tự học diễn ca... Có rất nhiều giai thoại về Tự Đức, nhất là những chuyện vua giao thiệp với nhà văn, học giả đương thời.
(2)"Thánh đức thần công" Là bài văn bia của vua Minh Mạng ca ngợi vua cha
(3)"Khiêm cung ký" : Vua Tự Đức không có con nối dõi nên đã viết bài văn bia này - Toàn bài văn dài 4.935 chữ, là một bản tự thuật của nhà vua về cuộc đời, vương nghiệp cũng như những rủi ro, bệnh tật của mình, kể công và nhận tội của Tự Đức trước lịch sử.
Tìm hiểu thêm về lịch sử:
Bia "tự kiểm" của vua Tự Đức
Một trong những bảo vật quý của triều Nguyễn đang được đề cử là báu vật quốc gia có tấm bia đá Thánh đức thần công ở lăng Tự Đức. Điều đặc biệt của tấm bia này là bản "tự kiểm điểm" trước lịch sử của Vua Tự Đức qua bài Khiêm cung ký khắc trên bia.
Một trong những bảo vật quý của triều Nguyễn đang được đề cử là báu vật quốc gia có tấm bia đá Thánh đức thần công ở lăng Tự Đức. Điều đặc biệt của tấm bia này là bản "tự kiểm điểm" trước lịch sử của Vua Tự Đức qua bài Khiêm cung ký khắc trên bia.
Toàn cảnh nơi đặt bia Thánh đức thần công ở lăng Vua Tự Đức - Ảnh: Tư liệu
Bia đá cao và nặng nhất VN
Tấm bia đá Thánh đức thần công nằm ngay sau Bái Đình trong lăng Tự Đức. Bia được xây dựng vào năm 1875, làm bằng đá hoa cương nguyên khối lấy từ tỉnh Thanh Hóa vào (đá Thanh), chiều cao toàn thân là 407cm; rộng 259cm. Trong đó, trán bia cao 97cm, rộng 287,5cm, tai bia mỗi bên rộng 22cm, chỗ dày nhất là 48cm. Bia có trọng lượng ước tính khoảng 22 tấn. Tấm bia này đã được Trung tâm Sách kỷ lục VN xác lập kỷ lục là bia đá cao và nặng nhất VN vào năm 2008.
Tấm bia hội đủ các nét đặc trưng của phong cách bia ký thời Nguyễn, bia hình chữ nhật, trán bia hình chiếc khánh, 4 góc có 4 tai bia, đặt trên bệ bia cao 100cm, rộng 309cm và dày 162,5cm. Bệ bia cũng là một phiến đá Thanh nguyên khối, chạm trổ công phu. Mặt ngoài bệ bia chạm nổi và chạm lộng các đồ án rồng mây, mặt hổ phù và hồi văn chữ S gấp khúc. Bia khắc cả hai mặt, mặt trước khắc theo thể chữ khải, mặt sau khắc theo thể chữ hành, trong đó có bài Khiêm cung ký do Vua Tự Đức sáng tác.
Tấm bia được coi là bảo vật quốc gia và được đặt trong nhà bia (Bi đình) - vốn là công trình kiến trúc bằng gạch to cao, mái được đỡ bởi 4 cột gạch to có đường kính 125cm, chu vi chân cột 205cm. Bốn phía có 4 tầng cấp thuận tiện để khách tham quan đến xem.
Vua tự kiểm điểm
Vua Tự Đức (1829 - 1883), tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, con trai thứ hai của vua Thiệu Trị. Ông trị vì đất nước suốt 36 năm (1847-1883) là ông vua tại vị lâu nhất trong số 13 vua nhà Nguyễn.
Theo TS Trần Đức Anh Sơn (nguyên Giám đốc Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế) thì: "Tự Đức làm vua trong bối cảnh xã hội khó khăn, bên ngoài giặc ngoại xâm tấn công, bên trong huynh đệ lục đục giành nhau ngôi báu, bản thân nhà vua lại đau ốm, bệnh hoạn nên không có con. Cuộc đời của ông là một số phận của những bi kịch éo le".
Tâm sự của vị vua này được thể hiện rõ nhất qua bài thơ Ngẫm sự đời nổi tiếng:
"Sự đời ngẫm nghĩ, nghĩ mà ghê
Sống gửi rồi ra thác lại về
Khôn dại cùng chung ba tấc đất
Giàu sang chửa chín một nồi kê
Tranh giành trước mắt mây tan tác
Đày đọa sau thân núi nặng nề
Thử đến hỏi tiên tiên chẳng biết
Gượng làm chút nữa để mà nghe".
Chính vì những tâm trạng bi kịch đó mà ông đã xây dựng khu lăng tẩm cho riêng mình với kiến trúc khá độc đáo, đường nét thoát tục. Tất cả những gì liên quan đến mình, Vua Tự Đức đều lấy chữ Khiêm để đặt tên: công trình lăng là Khiêm Cung (sau khi vua băng hà và được táng vào đây mới gọi là Khiêm Lăng), các hạng mục khác trong lăng đều có chữ Khiêm như: Dũ Khiêm Đường, Xung Khiêm Tạ... Và bài văn bia được đặt tên là Khiêm cung ký.
Tấm bia đá Thánh đức thần công nằm ngay sau Bái Đình trong lăng Tự Đức. Bia được xây dựng vào năm 1875, làm bằng đá hoa cương nguyên khối lấy từ tỉnh Thanh Hóa vào (đá Thanh), chiều cao toàn thân là 407cm; rộng 259cm. Trong đó, trán bia cao 97cm, rộng 287,5cm, tai bia mỗi bên rộng 22cm, chỗ dày nhất là 48cm. Bia có trọng lượng ước tính khoảng 22 tấn. Tấm bia này đã được Trung tâm Sách kỷ lục VN xác lập kỷ lục là bia đá cao và nặng nhất VN vào năm 2008.
Tấm bia hội đủ các nét đặc trưng của phong cách bia ký thời Nguyễn, bia hình chữ nhật, trán bia hình chiếc khánh, 4 góc có 4 tai bia, đặt trên bệ bia cao 100cm, rộng 309cm và dày 162,5cm. Bệ bia cũng là một phiến đá Thanh nguyên khối, chạm trổ công phu. Mặt ngoài bệ bia chạm nổi và chạm lộng các đồ án rồng mây, mặt hổ phù và hồi văn chữ S gấp khúc. Bia khắc cả hai mặt, mặt trước khắc theo thể chữ khải, mặt sau khắc theo thể chữ hành, trong đó có bài Khiêm cung ký do Vua Tự Đức sáng tác.
Tấm bia được coi là bảo vật quốc gia và được đặt trong nhà bia (Bi đình) - vốn là công trình kiến trúc bằng gạch to cao, mái được đỡ bởi 4 cột gạch to có đường kính 125cm, chu vi chân cột 205cm. Bốn phía có 4 tầng cấp thuận tiện để khách tham quan đến xem.
Vua tự kiểm điểm
Vua Tự Đức (1829 - 1883), tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, con trai thứ hai của vua Thiệu Trị. Ông trị vì đất nước suốt 36 năm (1847-1883) là ông vua tại vị lâu nhất trong số 13 vua nhà Nguyễn.
Theo TS Trần Đức Anh Sơn (nguyên Giám đốc Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế) thì: "Tự Đức làm vua trong bối cảnh xã hội khó khăn, bên ngoài giặc ngoại xâm tấn công, bên trong huynh đệ lục đục giành nhau ngôi báu, bản thân nhà vua lại đau ốm, bệnh hoạn nên không có con. Cuộc đời của ông là một số phận của những bi kịch éo le".
Tâm sự của vị vua này được thể hiện rõ nhất qua bài thơ Ngẫm sự đời nổi tiếng:
"Sự đời ngẫm nghĩ, nghĩ mà ghê
Sống gửi rồi ra thác lại về
Khôn dại cùng chung ba tấc đất
Giàu sang chửa chín một nồi kê
Tranh giành trước mắt mây tan tác
Đày đọa sau thân núi nặng nề
Thử đến hỏi tiên tiên chẳng biết
Gượng làm chút nữa để mà nghe".
Chính vì những tâm trạng bi kịch đó mà ông đã xây dựng khu lăng tẩm cho riêng mình với kiến trúc khá độc đáo, đường nét thoát tục. Tất cả những gì liên quan đến mình, Vua Tự Đức đều lấy chữ Khiêm để đặt tên: công trình lăng là Khiêm Cung (sau khi vua băng hà và được táng vào đây mới gọi là Khiêm Lăng), các hạng mục khác trong lăng đều có chữ Khiêm như: Dũ Khiêm Đường, Xung Khiêm Tạ... Và bài văn bia được đặt tên là Khiêm cung ký.
Tấm bia Thánh đức thần công với bài Khiêm cung ký độc đáo của vua Tự Đức
Khiêm cung ký được xem là một bản "tự kiểm điểm" trước lịch sử của Vua Tự Đức. Bởi trong bài văn bia này, nhà vua đã tự nhận rất nhiều lỗi lầm, khuyết điểm của bản thân.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phước Hải Trung - Giám đốc Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, cho rằng: "Tấm bia với bài Khiêm cung ký được xem là một tấm bia lạ nhất trong lịch sử văn bia truyền thống VN. Thông thường văn bia do thế hệ sau viết để vinh danh công trạng của người đi trước.
Với các triều đại phong kiến VN, bia ở các lăng vua thường do các vua sau (thường là vua con) viết để ca ngợi vua trước (vua cha). Thế nhưng, đây là tấm bia đá đầu tiên do đích thân Vua Tự Đức viết bài bi ký cho mình khi còn sống. Bài văn bia này lại càng lạ hơn, đó là vua không hề ca ngợi thành tích của mình mà luôn tự thấy hổ thẹn vì chưa làm được nhiều điều cho nước, cho dân".
Toàn bài văn dài 4.833 chữ, là một bản tự thuật của nhà vua về cuộc đời, vương nghiệp cũng như những rủi ro, bệnh tật của mình. Bài Khiêm cung ký gồm 5 đoạn đề cập đến công việc dựng lăng Vua Tự Đức, mô tả cảnh quan trong lăng, nỗi lòng của nhà vua đối với đất nước và việc riêng tư của nhà vua. Phần một nhà vua viết về giai đoạn ấu thơ của mình. Phần hai viết về giai đoạn vua gánh vác việc nước.
Phần ba mô tả đôi nét về Khiêm Lăng (lăng của Vua Tự Đức) và các công trình trong lăng cùng công dụng hiện tại và về sau của các công trình ấy. Phần bốn trình bày tâm tư cùng những mong ước bình dị của nhà vua. Đặc biệt, phần năm của bài Khiêm cung ký là bài văn bày tỏ tấm lòng, ghi về những điều riêng tư của nhà vua. Trong phần này, vua Tự Đức tự nhận tội mình: "...Không sáng suốt trong việc biết người, ấy là tội của ta; dùng người không đúng chỗ, cũng là tội của ta; hàng trăm việc không làm được; đều là tội của ta cả...".
"Việc tự kiểm điểm bản thân trước lịch sử là một việc không phải ai cũng làm được, nhất là với một người đang ở đỉnh cao của quyền lực như Vua Tự Đức. Tấm bia vì thế ngoài giá trị báu vật còn có nhiều giá trị độc đáo về văn học, nghệ thuật, mỹ thuật lẫn đạo đức" - ông Nguyễn Phước Hải Trung nói.
2 nhận xét:
Bài viết hay !
Chúc mừng Hoa Huyền trên đường thăm quê hương với bài thơ và ghí chú thật đặc sắc và bổ ích.
Mình chép lại nhé. https://sites.google.com/site/hoangkimvietnam/hoa-huyen
Cảm ơn anh Hoàng Kim, bài này em viết khi về Quê vợ đấy anh à, em thăm được 3 lăng ( Minh Mạng; Tự Đức và Lăng Khải Định ) em cũng đã vào thăm Tử Cấm Thành hay lắm anh à
@ Anh có ý định chép lại và giới thiệu là em vui rồi - anh cứ tự nhiên anh HK nhé! Hẹn có dịp gặp anh một ngày không xa
Hoahuyen
Đăng nhận xét