"Sống chiến đấu lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại"
Tỏa mãi niềm tin
***
Giản dị, ân tình, chí vĩ nhân
Tâm, tầm, đức, nhẫn đấng minh quân
Có công gầy dựng xây non nước
Dẫn dắt con đường cứu quốc dân
Con cháu đời đời lưu tạc dạ
Non sông kiếp kiếp khắc ghi tâm
Như vầng nhật nguyệt luôn ngời sáng
Tỏa mãi niềm tin giữa cõi trần
Hoahuyen
14.5.2008
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn Độc lập
ICTnews - Theo hồi ký của ông Vũ Kỳ - thư ký của Bác, từ ngày thứ ba, 28/8/1945, tức ngày 21/7 Ất Dậu, trên gác hai nhà 48 Hàng Ngang gia đình ông Trịnh Văn Bô, Bác Hồ đã phác thảo Tuyên ngôn Độc lập.
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ và Pháp. Nguyên văn bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776 do một sỹ quan thuộc cơ quan tình báo chiến lược của Mỹ đóng ở Côn Minh cung cấp . Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ năm xưa được người sỹ quan gửi cho Người qua điện đài.
Ngày 19/8/1945, Tổng khởi nghĩa thắng lợi tại Hà Nội. Ngày 25/8/1945, Bác Hồ từ chiến khu Tân Trào về Thủ đô Hà Nội. Ngày 27/8/1945, Thường vụ Trung ương họp, bàn nhiều công việc quan trọng, trong đó có việc tổ chức lễ tuyên bố Độc lập vào ngày 2/9/1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh phụ trách thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. |
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc - Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh trong một bài viết gần đây nhận xét rằng, tư tưởng nổi bật của Tuyên ngôn là đặt lên hàng đầu quyền của mỗi dân tộc được hưởng độc lập, tự do. Mở đầu Tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đã dẫn lời bất hủ trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776: "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Từ tuyên bố bất hủ ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã "Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Từ quyền của mọi người trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, Hồ Chí Minh đi đến khẳng định quyền của mỗi dân tộc là hoàn toàn đúng đắn cả trong nhận thức và hiện thực lịch sử. Hồ Chí Minh coi quyền dân tộc là cái cơ bản có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện quyền con người. Một dân tộc còn bị áp bức, bị nước khác thống trị, nhân dân còn phải sống trong nô lệ và bị bóc lột thì không thể nói đến quyền con người. Hồ Chí Minh còn đề cập tới bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1791 của cách mạng Pháp "người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn bình đẳng về quyền lợi". Người khẳng định những điều mà nước Mỹ và nước Pháp nêu ra trong Tuyên ngôn là những lẽ phải không ai chối cãi được" - PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc viết.
Một nhà nghiên cứu người Mỹ khác là bà Lady Borton - gọi Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh viết là "cuộc cách mạng một chữ". Theo bà Borton, chỉ thay một chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng một lúc làm hai cuộc cách mạng: cách mạng giải phóng dân tộc (đã thành công), và cách mạng "giải phóng phụ nữ". Ở Việt Nam, ngày 6/1/1946 - 4 tháng sau ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, phụ nữ Việt Nam đủ tuổi 18 trở lên đã được thực hiện một trong các quyền chính trị cao nhất đó là quyền bầu cử, để bầu ra Quốc hội Nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Còn ở Mỹ, đến năm 1930, 154 năm sau khi bản tuyên ngôn bất hủ 1776 ra đời, phụ nữ mới được thực hiện quyền chính trị đó.
Đánh giá cao ý tưởng của Tuyên ngôn độc lập của Mỹ là "bất hủ", của Cách mạng Pháp là "những lẽ phải không ai chối cãi được", Người vẫn không dừng lại ở đấy mà đã xa hơn, đi đến những khái quát mới: "Suy rộng ra", lời của Tuyên ngôn độc lập Mỹ có nghĩa là: "tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Sự "suy rộng ra" đó ở Người là một bước phát triển mới có ý nghĩa thực sự vĩ đại, nâng những lý tưởng truyền thống của thế kỷ XVIII lên ngang tầm những lý tưởng của thời đại mới: Thời đại giải phóng các dân tộc khỏi ách áp bức của chủ nghĩa thực dân trên quy mô toàn thế giới, thời đại phá tan tành xiềng xích của chủ nghĩa thực dân, thời đại của các dân tộc bị áp bức, bóc lột giành lại quyền sống, quyền độc lập, tự do bước lên vũ đài thế giới sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Theo Tiến sỹ Nguyễn Đình Lộc - nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp thì ngày nay, các nhà chính trị học, sử học, luật học, xã hội học... đang cố gắng lý giải, mỗi người theo một cách, lý do Chủ tịch Hồ Chí Minh mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của mình bằng sự trích dẫn Tuyên ngôn độc lập 1776 của Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp. "Dù cách lý giải có thể rất khác nhau, nhưng mọi người đều thống nhất với nhau ở sự thừa nhận tính hợp lý, độc đáo, sáng tạo đầy tính nhân văn và tầm nhìn chiến lược của một nhà chính trị lỗi lạc". Sự "suy rộng ra" sau này ở Tuyên ngôn độc lập từ lời của Tuyên ngôn độc lập Mỹ năm 1776 bao hàm một sự khám phá lớn, kết quả của một quá trình khảo nghiệm, soát xét lớn các bài học từ trong lịch sử đấu tranh của các dân tộc nguyên lý "mọi người sánh ra đều bình đẳng" có thể nhìn nhận từ vị trí của một cá nhân riêng biệt, nhưng cũng có thể và cần phải được nhìn nhận từ vị trí của cả một dân tộc. Và vấn đề rất tự nhiên được đặt ra là: Khi cả một dân tộc không có bình đẳng, độc lập, tự do thì mỗi thành viên hợp thành dân tộc đó cũng không thể có bình đẳng, tự do. Vì vậy, đối với các dân tộc bị áp bức, cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của cả dân tộc và của mỗi cá nhân quyện chặt vào nhau thành cuộc đấu tranh chung. "Một dân tộc nô lệ không thể có con người tự do" - Đó là kết luận lớn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rút ra từ thực tế đấu tranh không chỉ của riêng mình mà cho cả các dân tộc.
"Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền độc lập và tự do ấy" - lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 trước quốc dân, đồng bào đã được các thế hệ người dân Việt Nam thực hiện trong suốt hơn 60 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam luôn luôn đoàn kết, đồng tâm nhất trí, vươn tới sự tự khẳng định với tính cách là một quốc gia, một dân tộc với một lòng tự tôn, tự hào dân tộc chính đáng. Lời tuyên bố độc lập đó trở thành một giá trị tinh thần làm nên sức mạnh của các thế hệ người Việt Nam và dù trong hoàn cảnh nào cũng không chịu tự đánh mất mình với tính cách là một dân tộc.
Nguyễn Tuấn
Nhà sàn ở phủ chủ tịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét