OVCC "Ớt Vẫn Còn Cay"
Tôi thực sự bị thu hút bởi " Tin nhắn một chiều"
Tôi có may mắn được HV nhờ nộp lưu chiểu 20 cuốn "Tin nhắn một chiều" cho NXB Hội Nhà văn (chỗ anh HĐQ) thành ra được HV ưu tiên "rúi" trước cho một tập về xem (nói là rúi vì tập thơ chưa có chữ ký loằng ngoằng của 4 chị chính thức tặng). Tập thơ trang nhã, dày dặn, biên tập khá công phu, đẹp, ít lỗi... và thú thật tôi cũng bận công việc cuối năm chưa có đủ thời gian để đọc, nghiền ngẫm hết tất cả các chuyện của "4 lão bà bà"... chưa dám nói mình đã có cái nhìn tổng quát sâu, nhưng tôi cũng đã kịp lướt qua gần như tất cả các truyện, tản văn và ký của 4 chị ( có chuyện đọc như nuốt từng chữ ) thành ra cũng đã hình dung ra từng gương mặt... Tôi không phải là nhà văn chuyên nghiệp, càng không phải là nhà phê bình, nên chỉ dám phát biểu một vài câu như là "một góc nhìn khác" của đọc giả yêu mến tác phẩm của 4 chị mà thôi.
Khi viết lời tựa cho tập "Tin nhắn một chiều" - Nhà văn Nguyễn Quang Lập đã tóm lại bằng bốn từ ( V= hờn ; C=đau; C=buồn; O=đắng ) đấy là một góc nhìn của Nhà văn NQL và mọi lý lẽ mà ông đưa ra cũng khó mà bắt bẻ... Còn tôi - tôi muốn đặt lại cụm từ OVCC ( ớt vẫn còn cay ) và ở một góc nhìn khác muốn tóm lại bằng bốn chữ T ( O=Tinh; V=Tỉnh; C=Tình; C=Tếu ) vì những lý do sau:
* Thứ nhất nói về O=Kim Oanh: Đây là loại văn TINH ( tinh tế, tinh ranh, có chuyện được viết bằng ngòi bút và thủ pháp tinh quái... cứ như yêu tinh... hehehe )
Trong câu chuyện "Tin nhắn một chiều" có thể tóm lại thế này : có 1 đôi vợ chồng lấy nhau vì thương, sống với nhau vì nghĩa mấy chục năm.... Bỗng một hôm ông chồng gặp lại cô bạn gái cũ chồng đã chết... họ nối lại quan hệ chủ yếu bằng điện thọai nhắn tin, bà vợ biết mà chưa biết làm cách nào để ngăn cản.... thì phát hiện chồng bị ung thư... vào viện điều trị giai đọan cuối, bà vợ chăm sóc chồng vẫn biết hàng ngày sáng 8g, chiều khỏang 5g ông có tin nhắn của bạn gái.... Nhưng bà lờ đi vì thương ông không còn sống được bao lâu, mong cho chồng có những phút giây hạnh phúc trước khi chết.... và đây là một đọan trích mà bà vợ đọc được tin nhắn khi ông đã nằm thoi thóp chờ chết:
Bà run rẩy bật máy lên:
- "Không thấy anh trả lời tin nhắn nữa. Em nghĩ anh đã kiệt sức rồi. Thôi, đi đi anh, cái chết không có gì đáng sợ, chỉ là sự yên nghỉ thôi. Em vẫn ở bên cạnh anh."
- "Em sợ quá và lo thắt ruột anh ạ. Có phải ngày ấy đang đến không anh. Ngày mà tin nhắn đi anh không trả lời nữa ấy".
Bà đi tìm bộ sạc, cắm điện và nhìn những vạch đen chạy đều đều cho đến khi nó dừng lại. Nhón chân lên, bà đặt chiếc điện thoại trên ngực ông, nơi trái tim giằng xé giữa người đàn bà ông yêu và người đàn bà ông thương đã thôi đập.
- Các câu chuyện của chị thường ngắn (có chuyện cực ngắn) nhưng để lại nhiều ấn tượng khó phai như "tin nhắn một chiều" như "anh yêu vẻ lơ đãng của em" các câu chuyện đều có bố cục gọn, thông điệp gửi gắm đều rõ ràng mạch lạc, cách hành văn tưng tửng lôi cuốn người đọc từ chữ đầu tiên đến chữ cuối cùng, hư hư thực thực thể hiện khá rõ nét con người đang làm chủ được ngôn ngữ theo ý mình, nó cho tôi cái cảm giác chị đang có độ chín nhất định trong nghề... biết cách làm cho người đọc hiểu như chị rằng: "quả ngắt vội vàng không bao giờ ngọt" vì thế tôi đánh giá văn chị là loại văn TINH
Nói về V=Hoài Vân: loại văn TỈNH - Tập truyện trình làng chủ yếu là các bài tản văn và ký, đó là trải nghiệm rất thật của một con người từng trải, đi nhiều, hiểu biết rộng viết bằng lý trí tỉnh táo và sáng suốt, phản ánh và lý giải sâu sắc những vấn đề như "Kinh hoàng lễ hội xuân Yên Tử"
Trong không khí "lãng mạn" của lễ hội xuân, bạn luôn thấy thoang thoảng mùi ammoniac và mùi hôi thối bốc lên từ bên đường. Chẳng có gì lạ khi một biển người du xuân mà chỉ có một vài cái nhà... "mất vệ sinh" công cộng...
Đau lòng cho một điểm du lịch sinh thái còn được gọi là Thánh địa Yên Tử bị con người tàn phá và làm ô nhiễm một cách tệ hại và vô ý thức như vậy. Du khách Việt như chúng tôi còn kinh hoàng một đi không trở lại, nữa là du khách nước ngoài...
Còn "Hạt sạn trong bữa tiệc" tác giả tỏ rõ thái độ :"...Tôi có một thói xấu là khi nhìn thấy lỗi chính tả, hay lỗi đánh máy trong sách báo nhất là trong văn chương...là thấy ngứa mắt và khó chịu vô cùng. Và rồi tự dưng tôi chỉ còn nhìn thấy mấy cái lỗi chính tả mà chẳng còn thấy bài văn bài thơ mắc lỗi đó còn gì hay ho nữa. Cái cảm giác giống hệt như đang nhấm nháp sơn hào hải vị chợt nhai phải hòn sạn to đùng mẻ hết cả răng, chỉ còn một cách duy nhất là nhổ miếng ngon trong miệng đi..." - Thế đấy văn của HV chính là văn của người TỈNH
Nói về C=Lâm Cúc loại văn TÌNH ( Thấm đẫm chữ TÌNH + ĐAU ) - Đọc chị hầu hết những người "yếu bóng vía" thường hay chảy nước mắt vì thương cảm cho những số phận, hay còn gọi là văn ĐAU như NQL cũng đúng, văn NLC ẩn chứa đằng sau nhiều tiếng than khóc và sự nhẫn nhịn - Có lẽ cuộc sống thật ngoài đời chị cũng có chữ NHẪN khá to? ( Nhẫn tiếng hán gồm 2 bộ chữ đó là bộ chữ DAO nằm trên bộ chữ TÂM tạo thành ) người xưa lấy hình ảnh con dao đè lên trái tim ( có thể làm trái tim ứa máu) mà người đó vẫn chịu được thì đó là người đã rèn được đức tính nhẫn nhịn, chính vì thế đọc NLC thường thấy buồn nhiều hơn vui, cam chịu nhiều hơn nổi loạn như các truyện "Bão không đến từ trời" "Bữa tiệc đêm cuối năm", "Hòang Hôn Đỏ" với cảnh người chồng về sớm bắt gặp vợ ngọai tình.... Và án mạng đã xẩy ra như một lẽ đương nhiên... đau đớn
- văn chị là văn TÌNH ĐAU
Nói về C=Thanh Chung: loại văn TẾU hay BI HÀI - Có lẽ sẽ có nhiều người cùng suy nghĩ như tôi "TC viết khá đều và lên tay trông thấy từng ngày" bởi TC không phải là người sống bằng nghề viết ( như KO hay LC ) chị viết vì nhu cầu muốn được giải tỏa lòng mình, giãi bầy chia sẻ với ai đó muốn lắng nghe chị trên thế giới ảo... TC là người hiểu đời, hiểu sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao - Chị có nền tri thức hiểu biết rộng, môi trường quan hệ rộng với các tầng lớp cao trong xã hội Á, Âu, Phi, Mỹ... Là người rất biết quý trọng thưởng thức những gì mình có, không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, có khả năng cảm thụ văn học nhanh, biết biến nó thành của mình cho cuộc sống vui hơn, hài hước và giàu ý nghĩa hơn - Tôi có cảm tưởng bất cứ trong tình huống nào TC cũng có thể hài hước được, chị có cái nhìn khá thoáng về cuộc sống và con người... luôn thấy "Tỷ thượng bất túc, tỷ hạ hữu dư" tức là " trông lên có thể chẳng bằng ai nhìn xuống thấy nhiều người vẫn còn thua xa mình" và tư tưởng "Tri túc thường lạc" - "Biết đủ lúc nào cũng vui " - Tôi hầu như thích tất cả các truyện mà TC viết nhưng có lẽ thích nhất vẫn là "Chiếc hài của Cám" hay "Vợ của thiên thần" dí dỏm, hài hước, sâu sắc - Chính vì vậy tôi cho rằng văn TC không phải là văn buồn như Nhà văn Nguyễn Quang Lập nhận định mà văn của TC là loại văn TẾU có nhiều lúc BI HÀI
Cảm ơn tất cả các bạn
HOAHUYEN
____________________________________
"Tin nhắn một chiều" đọc rõ hay
Xem ra lọ Ớt Vẫn Còn Cay (OVCC)
Ô hay các ả như men rượu
Để lũ đàn ông... lắm kẻ say
hehehe
MỜI CÁC BẠN XEM HÌNH "NÓNG HỔI" Ở "COM"
Những hình ảnh nóng hổi nhất trong buổi ra mắt " Tin nhắn một chiều" đây
và tiếp đây nữa nha.................
và tiếp đây nữa nha.................
và tiếp đây nữa nha.................
Hớn hở đón lẵng hoa và chuẩn bị đón khách
Làm duyên bên lẵng hoa gửi từ TP hoa phượng đỏ
"Tứ tiểu mỹ nhân" của thiền viện VCCO
Làm duyên với phó nháy trước giờ G
Chào đón những khách quí đầu tiên của Thiền viện
Đời người ai cũng phải sinh 1 đứa con, trồng 1 cây và viết 1 cuốn sách (@ nhà văn Hoàng Đình Quang) (Tứ tiểu cô nương đều đã hoàn thành vượt mức kế hoạch, nhất là trong khoản sinh con.)
Từ TP biển VT đến Vườn Thiên thai dài 130 km và qua 99 cái lô cốt... (@ Nhà thơ Vũ Thanh Hoa) Cả 4 nàng in chung một tập sách. 4 trong 1 và 1 trong 4. Cả 4 nàng có gì đó khá gần nhau mà rất riêng biệt. Nhưng có lẽ điều chung nhất là yêu. Yêu đến đau thương bởi các nàng tự biết lùi, biết ngậm ngải. Bởi các nàng cá tính thích yêu cá tính, và cũng thất vọng vì cá tính. Có lẽ vì thế mà các nàng chơi blogs và trở thành người viết văn lúc nào không hay biết. Văn chương với các nàng không phải để trổ tài mà để giãi bày và chia sẻ. Văn chương làm vợi đau thương và hiện ra khát vọng. Văn chương của các nàng gần gũi như tin nhắn như comment như ngôi nhà ảo giác luôn ấm áp hồn người. Không ngẫu nhiên truyện của nàng nào cũng vương vào điện thoại, tin nhắn, internet... Và đôi khi "tin nhắn một chiều"... (@ Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo phát biểu qua giọng MC gợi cảm của Vũ Thanh Hoa)
Hạnh Duyên truyền cảm đọc thơ tặng của anh Thuận Nghĩa gửi từ trời Tây Chẳng một chiều đâu. Một chiều đâu
Vàng rừng hoa ấy mãi thu đầu
Mây nhớ còn vương về tứ phía
Tiếng chim xưa chung cuộc dãi dầu
.
Nắn nót giọt Buồn đất trời thưa
Đau nguồn tịnh độ giữa giao mùa
Hờn gió muôn phương lời cỏ lá
Đắng vòm mơ, thưa với nắng mưa
.
Hỏi phía chiều nao. Phía chiều nao
Văn buồn, văn đắng mãi lao xao
Văn hờn, văn đau còn hội ngộ
Biết chiều nao? bốn phía ngọt ngào
15.01.10
Tôi muốn đặt lại cụm từ OVCC (ớt vẫn còn cay) và ở một góc nhìn khác muốn tóm lại bằng bốn chữ T (O=Tinh; V=Tỉnh; C=Tình; C=Tếu) (@ anh Hoa Huyền)
Con trai Vĩnh Nguyên và Mẹ Lâm Cúc với rừng hoa tươi thắm
Các nàng blogger chia vui cùng thiền viện
Sau khi một số khách quí ra về phó nháy mới nhớ đến chụp hình tập thể và chỉ còn lại khoảng 35/50 người
Các Blogger "gạo cội" và thân thiết của thiền viện vẫn lưu luyến hàn huyên không muốn ra về. Cám ơn tất cả các anh chị và các bạn đã nhiệt tình đến chia vui, gửi bài viết, gửi hoa chúc mừng, gửi tin nhắn, điện thoại, email chúc mừng sự ra đời của đứa con Tin nhắn một chiều. Thật ra trong thực tế đó là "Tin nhắn 4 chiều" giữa các "tứ quái" của thiền viện và hy vọng trong thời gian tới sẽ trở thành "Tin nhắn đa chiều" chuyển tải các thông điệp của bạn bè blog.
Những hình ảnh máy của Vũ Thanh Hoa
VCCO
VCC0
CC
O
OC - He he he
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét