Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2008
Tháng ba
Ngúng ngẩy
rét nàng bân
Thượng đế vì con dọa thánh thần
Áo len
lúng liếng
cài khuy thử...
Chết cóng bà già, xoăn đít ông
Cũng chỉ vì con cha nịnh rể
Ngọc Hoàng
tham nhũng ?
có sao không ?
Trên trời còn vậy... la gì đất ?
Mát mặt nàng Bân nịnh tướng công
Hoahuyen
28.3.2008
Thứ Năm, 27 tháng 3, 2008
Giá như EM CŨNG CÙNG ĐI
Giá như
EM CŨNG CÙNG ĐI
Về thăm công tử Bạc Liêu
Trên xe chỉ toàn... đực rựa
Vắng em giảm vui một nửa
Đau lòng cả lũ trồng si
Giá như em cũng cùng đi
"Cánh buồm..." sẽ không thao thức
"Một thời... " càng thên rạo rực
"Cánh đồng..." hưng phấn xuýt xoa
Tiếc rằng khâu cấp cota
Cảnh sát lạnh lùng không duyệt
Dẫu nàng ngày xưa điên tiết
Khổ em, khổ cả đời choa !
Sướng nhất "Mùa thu... du ca"
Bởi bên có nàng nắng hạ
"Đào Mai..." tháp tùng xa giá
Cùng với "Thánh Đát..." là la
Này em hãy vui lên nhé
Vẫn còn có " Một thời xa..."
"Cánh buồm..." ngày đêm thao thức
"Cánh đồng..." hưng phấn xuýt xoa
Hoahuyen

Vườn chim

Nhà công tử Bạc Liêu xưa
Một bài thơ vui nhân chuyến đi thăm Bạc Liêu của 2 hội Bloger Saigon và Vũng Tàu ngay 29 va 30/3/2008 ( Cho đến giờ phút này theo đăng ký bên nhà Chủ tịch Nguyên Hùng thì chỉ có toàn cánh đàn ông và có thể có 1 bloger nữ là NH ) Hoahuyen xin tếu táo vài câu:
Sưu tầm từ nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/Công_tá»_Bạc_Liêu#Nh.E1.BB.AFng_giai_tho.E1.BA.A1i Về Bạc Liêu ngủ nhà Công tử! | ||
(Dân trí) - Khách về thăm Bạc Liêu, dù có ít thời gian cũng cố tìm mọi cách đến ăn một bữa hoặc uống ly cà phê trong khuôn viên nhà Công tử. Ngành du lịch bản địa vì thế mà có thêm sản phẩm dịch vụ thu hút khách. Căn cứ theo giấy tờ và tài liệu còn lưu giữ thì ông Trần Trinh Trạch (cha của công tử Bạc Liêu) xuất thân từ một người làm mướn. Do may mắn, ông Trạch có cơ hội học đến lớp 7-8 (theo trình độ hiện nay). Sau này, nhờ có học thức lại khéo quan hệ nên Trinh Trạch được thực dân Pháp cất nhắc ở nhiều chức vụ quan trọng trong đó đáng nói là thư ký tại Tòa bố phụ trách điền địa. Từ đó, Trạch bắt đầu con đường vơ vét của cải, cướp đất của dân khẩn hoang. Cuộc sống của người dân ngày càng khổ cực thì số của cải và đất đai Trinh Trạch có được ngày càng nhiều, rải rác ở khắp các tỉnh miền Tây. Sau đó, Trạch lấy vợ (vợ là con gái của một địa chủ khét tiếng ở Bạc Liêu) rồi sinh được 7 người con: 3 trai, 4 gái. Trong số những người con có Ba Huy (tức Trần Huy Trinh, sinh ngày 22/6/1900) nổi tiếng khắp nơi. Ba Huy nổi tiếng không phải vì thông minh mà vì thói quen chơi bời phóng túng, tiêu tiền như rác với những trò chơi ngông. Đỉnh điểm của những hành động này là sự kiện cậu Ba Huy và một công tử ở Sài Gòn thách đố nhau đốt tiền nấu chè. Tuy phần thắng thuộc về anh chàng công tử Sài Gòn nhưng nó cũng đủ khiến câu chuyện về công tử Bạc Liêu trở thành những giai thoại cho đến tận bây giờ. Năm 1945, cuộc sống vương giả của dòng họ Trần Trinh kết thúc khi cách mạng tháng 8 diễn ra. Đảng Cộng sản với chủ trương chống ngoại xâm và ách thực dân phong kiến nên phần lớn điền đất của gia đình Ba Huy đã bị tịch thu, cấp lại cho tá điền. Ông Trạch tuổi già mất đi, những người con trong gia đình ly tán khắp nơi, chỉ còn lại mình Ba Huy trụ lại đất Bạc Liêu. Cuối đời, Ba Huy trở về Sài Gòn sinh sống, toàn bộ số gia sản cuối cùng của gia đình được bán nốt để duy trì cuộc sống. Năm 1973, Ba Huy bị bệnh và chết (thọ 73 tuổi). … Và hiện thực Ngày nay, người ta biết đến Bạc Liêu bởi nhiều thứ, đó là vùng nuôi tôm xuất khẩu nổi tiếng trên cả nước, tháp cổ Vĩnh Hứng, chùa Xiêm Cán… Tuy nhiên, đối với đa số khách du lịch đến với tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ này thì những câu chuyện thật và giai thoại về nhân vật Công tử Bạc Liêu luôn thu hút. Hiểu rõ điều này, Sở Thương mại & Du lịch Bạc Liêu đã tận dụng tối đa sức hút của ngôi biệt thự nức tiếng một thời của gia đình công tử nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan và sử dụng dịch vụ. Nằm trong một khuôn viên rộng rãi bên bờ sông Bạc Liêu, ngôi biệt thự được xây theo mô-típ của Pháp, cực kỳ đẹp và sang trọng. Giờ nó đã được chuyển thành khách sạn mini với tên gọi Công tử Bạc Liêu. Điều này có nghĩa là bất cứ ai muốn và có tiền đều có thể ăn ở, sinh hoạt giống như vị công tử thuở nào. Nhân viên khách sạn cho biết hơn chục phòng ở đây luôn có người đến thuê, riêng phòng của Công tử thì giá dù có cao gấp đôi (600 - 700 nghìn) vẫn liên tục “cháy”. Khách về thăm tỉnh, ít có thời gian cũng tìm mọi cách đến ăn một bữa hoặc uống ly cà phê ở khuôn viên nhà công tử. Ai cũng muốn tự mình chứng kiến, thưởng thức cái cảm giác vương giả của nhân vật lừng danh này. Chính vì vậy, các loại hình dịch vụ khách sạn Công tử Bạc Liêu cũng làm ăn khá phát đạt. Rất nhiều đôi uyên ương cũng tìm đến thuê hội trường của khách sạn để tổ chức đám cưới với mong muốn có một cuộc sống mới vinh hoa, phú quý... ... Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Văn Khá, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu thì ngày nay Bạc Liêu vẫn chưa phát triển xứng đáng so với tầm vóc của mình. Vẫn còn tới 15.658/26.000 hộ nghèo (có mức thu nhập dưới 200 nghìn đồng/tháng). Có xã như Vĩnh Trạch, có tới 400/2000 hộ nghèo, bà con trong xã sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, đi biển và nuôi tôm, nhưng do thói quen ít đầu tư, tích lũy, nên nhiều gia đình thường xuyên rơi vào cảnh ăn hôm nay không biết tới ngày mai. “Bên cạnh đó, Bạc Liêu cũng đang xuất hiện lớp bà chủ, công tử mới - họ là những người biết làm giàu từ chính con tôm, đồng ruộng. Hơn ai hết họ hiểu rằng chỉ có đồng tiền kiếm được từ lao động chân chính mới lâu bền và đáng trận trọng” - ông Khá nói.
|
Ông Trạch giao cho Ba Huy việc trông coi điền sản. Huy đi vào các sở điền bằng xe hơi hoặc ca nô. Việc này là một sự kiện đặc biệt, Ba Huy đi đến đâu tá điền ùn ùn kéo đến xem, vì cả đời họ chưa được nhìn thấy xe hơi, ca nô bao giờ. Đi đòi nợ các tỉnh, Ba Huy dùng chiếc Ford Vedette, còn đi chơi ông có chiếc Peugeot thể thao, sản xuất năm 1922. Loại xe đó cả miền Nam khi ấy chỉ có hai chiếc, chiếc kia là của vua Bảo Đại.
Ba Huy còn thuê một người Pháp làm công cho mình. Đó là ông Henri, chồng bà Tư Nhớt, một người trong gia tộc Trần Trinh. Ông này làm quản lý, điều hành gia sản cho ông Hội Đồng Trạch, dưới quyền ba Huy. Theo hợp đồng, quản lý được hưỏng 10% trên tổng số lợi tức thu được hàng năm. Chính vì vậy ông Henri mới bỏ "mẫu quốc" qua làm mướn cho bên vợ, mãi đến tháng 4 năm 1975 mới về nước.
Công tử Bạc Liêu rất mê nghề võ. Vào nữa đầu thế kỷ 20, học võ là một cái mốt với nhận thức: Học võ để nâng cao cái khí phách thượng võ của kẻ anh hào. Ba Huy không học võ Tây hay võ Ta mà học võ Xiêm. Ông ta đã cất công qua Xiêm mướn một ông thầy thượng hạng về dạy cho mình và Tám Bò, là em út của ông ta.
Một sự kiện chấn động cả nước khi đó là Ba Huy đi thăm ruộng bằng máy bay. Và lúc ấy cả Việt Nam cũng chỉ có 2 chiếc là của Công tử Bạc Liêu[3] và của vua Bảo Đại. Một lần bay qua thăm điền Rạch Giá, Công tử Bạc Liêu hứng chí bay ra biển Hà Tiên chơi, cứ bay mải miết cho đến khi kim báo xăng không còn nhiên liệu, buộc lòng Ba Huy phải đáp khẩn cấp. Xuống đất, Ba Huy hoảng hốt biết mình đã bay lọt sang tận nước Xiêm. Trần Trinh Huy bị Nhà nước Xiêm bắt giữ và phạt 200 ngàn giạ lúa. Ông Hội đồng Trạch phải chở một đoàn ghe chở lúa thật dài qua tận Xiêm để chuộc quí tử về. Ông là người Việt Nam đầu tiên sở hữu máy bay tư nhân và sân bay tư nhân.
Ba Huy sinh hoạt cực kì sang trọng và xa hoa. Ra đường là đóng bộ veston, thứ hàng đắt tiền nhất thời đó. Thói quen của Ba Huy là ăn sáng kiểu Tây, trưa ăn cơm Tàu, chiều ăn cơm Tây. Mỗi lần từ Bạc Liêu đi Sài Gòn là ông ta ngồi trên chiếc xe cáu cạnh, có tài xế lái. Khi lên Sài Gòn ít khi Công tử Bạc Liêu ở ngôi biệt thự của Trần gia mà vào một trong những khách sạn nổi tiếng sang trọng ở Sài Gòn. Có khi hứng chí đi dạo mát Ba Huy thuê cả chục chiếc xe kéo, ông ta ngồi một chiếc, những chiếc còn lại chở những món đồ như mũ, cây "can"...
Công tử Bạc Liêu là một người luôn xê dịch và rất ham vui, những cuộc ăn chơi nổ trời diễn ra, Trần Trinh Huy lặn ngụp trong những bàn tiệc với rượu sâm banh. Mỗi chủ nhật ông đều đi nghỉ cuối tuần ở Vũng Tàu, Đà Lạt hoặc về Cần Thơ. Ba Huy cũng là một kẻ mê cờ bạc, có những khi ông đánh một cây bài 30.000 đồng, trong khi lúa chỉ 1,7 đồng một giạ[4], lương của Thống đốc Nam Kỳ chưa tới 3.000 đồng một tháng.
Thứ Tư, 26 tháng 3, 2008
LAY HOAY NHỈ ?

LAY HOAY NHỈ ?
Vài ly chếnh choáng thế là say
Say cãi luật đường... kể cũng hay
Hay bởi ý sâu bằng trắc chuẩn
Chuẩn do từ sát đối niêm ngay
Ngay chơi sành điệu đâu nhiều kẻ
Kẻ khuấy tầm cao được mấy tay ?
Tay tếu, anh già khua khoắng bút
Bút xoay, cánh trẻ cứ lay hoay !
_________________________________
Vài ly chếnh choáng thế là say
Say cãi luật đường... kể cũng hay
Hay ý tứ sâu thang bậc chuẩn
Chuẩn câu từ sát nấc thẳng ngay
Ngay chơi sành điệu đâu nhiều kẻ
Kẻ khuấy trên tầm được mấy tay ?
Tay tếu Đông Hòa khua khoắng bút
Bút đâm nông lão, cứ lay hoay
...
Mừng doanh nhân - Mừng xuân Mậu Tý

Mừng doanh nhân -
Mừng xuân Mậu Tý
Xuân vui giọt nắng mơ màng
Nụ đào thắm đỏ, mai vàng thêm tươi
Phố phường rộn rã tiếng cười
Gia đình hạnh phúc bên người thân yêu
Mừng xuân hội nhập... vui nhiều
Thời cơ thách thức bao điều... trở trăn
Nhiều thuận lợi, lắm khó khăn
"Thuyền ra biển lớn" đang cần doanh nhân
Thương trường đã bắt đầu... xuân
Niềm vui hy vọng rất gần... không xa
Hoá rồng cất cánh bay xa
Sánh vai thể hiện rằng ta như... người
Mừng xuân Mậu Tý em ơi!
Anh xin được chúc vạn lời yêu thương
Dân giàu, nước mạnh, hùng cường
Doanh nhân viết tiếp một chương sử vàng
Bốn ngàn năm, lại sang trang
Việt Nam "to đẹp, đàng hoàng" hơn xưa
Hoahuyen
Anh Cho Em Mùa Xuân
Nhạc Sĩ: Nguyễn Hiền
Trình bày: Elvis Phương
Chú ý có thể phải nhấp play nhiều lần

Thơ: Kim Tuấn
[@more@]Anh cho em mùa Xuân,
Nụ hoa vàng mới nở,
Chiều Đông nào nhung nhớ
Đường lao xao lá đầy,
Chân bước mòn hè phố,
Mắt buồn vươn ngọn cây
Anh cho em mùa Xuân,
Mùa Xuân này tất cả,
Lộc non vừa trẩy lá
Lời thơ thương cõi đời,
Bầy chim lùa vạt nắng
Trong khói chiều chơi vơi
(1) Đất mẹ đầy cỏ lúa,
Đồng xa xanh mấy mùa
Ngoài đê diều căng gió,
Thoảng câu hò đôi lứa...
Trong xóm vang chuông Chùa,
Trăng sáng soi liếp dừa
Con sông dài mấy nhánh,
Cát trắng bờ quê xưa
(2) Anh cho em mùa Xuân,
Trẻ nô đùa khắp trời
Niềm yêu đời phơi phới
Bàn tay thơm sữa ngọt,
Giải đất hiền chim hót,
Mái nhà xinh kề nhau...
(3) Anh cho em mùa Xuân,
Đường hoa vào phố nhỏ,
Nhạc chan hòa đây đó
Tình yêu non nước này,
Bài thơ còn xao xuyến
Rung nắng vàng ban mai
(Hát lại 1, 2, 3)
Anh cho em mùa Xuân
Nhạc thơ tràn muôn lối...
Tieng ngam tho bac nhat
Tiếng thơ ngâm bậc nhất 04/11/2007 08:27 |
![]() Bà Nguyễn Thị Phúc vốn là đào nương nhan sắc đằm thắm đa tài một thời vang bóng. Khoảng năm 1957-1958, bà được Đài TNVN mời đến phòng thu thanh cộng tác với bộ môn hát ca trù và ngâm thơ. Một hôm, thi sĩ người Nam bộ Hoàng Tấn chợt hỏi: “Chị ngâm thơ hay như vậy, thế nhà có đứa con nào theo nghề mẹ không?”. Câu hỏi làm bà lặng người. Không muốn động đến chuyện xưa, không hiểu sao bà lại buột miệng: “Cũng có một cô, nhưng chỉ biết... “ngâm nga” vớ vẩn thôi, tôi cho ở nhà làm máy may, đan thuê kiếm sống”. “Thì bà cứ cho cô ấy đến đây thử xem”. Lời chân tình của người phụ trách Tiếng Thơ lúc đó không ngờ lại như một cơ duyên tiền định. 30 tuổi nhưng vóc người bé nhỏ, Trần Thị Tuyết trẻ hơn tuổi rất nhiều. Ngay buổi đầu vào phòng thu, chị đã “xuất thần” một sê ri những thi phẩm cổ điển: Thơ Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, rồi Kiều, Chinh phụ ngâm đến Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Công Trứ... Các thể thơ tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, lục bát được ngân lên theo các làn điệu sa mạc, bồng mạc, ca trù... Mỗi làn điệu thích ứng với từng bài thơ, thể thơ. Đặc biệt là giọng ngâm vang lảnh, truyền cảm. Giọng gốc Hà Nội, tròn vành rõ chữ, đẹp lung linh mà sang trọng, chuẩn mực, không hề pha tạp ! Những bài thơ Đường nổi tiếng của Đỗ Phủ, Lý Bạch... đặc biệt là tập “Nhật ký trong tù” của Bác Hồ, bà Phúc ngâm tiếng Hán trước, cô con gái ngâm bản dịch tiếng Việt. Tận mắt xem hai mẹ con tài hoa nức tiếng này trình diễn mới thấy hết sự cao vời tuyệt đỉnh của hồn thơ, của tiếng thơ... Có lẽ người nghệ sĩ được gặp Bác Hồ nhiều nhất là Trần Thị Tuyết. Và đó cũng là hạnh phúc lớn lao nhất trong đời của nghệ sĩ. Lần đầu tiên được gặp Bác là năm 1962, khi theo một đoàn văn công vào phủ Chủ tịch biểu diễn. Hôm đó Trần Thị Tuyết ngâm bài thơ “ Sáng tháng Năm” của nhà thơ Tố Hữu. Nghe xong Bác cầm một bông hoa hồng lên tận nơi tặng cho chị. Bác hỏi tên và khen ngâm thơ hay. Từ đấy nhiều lần Bác cho gọi nữ nghệ sĩ vào ngâm thơ cho Bác nghe. Một lần khi nghe xong, Bác cho ngồi bên cạnh rồi thân mật hỏi: “Thế cháu bé bị liệt chân của cháu nay thế nào rồi?”. Chị hết sức ngạc nhiên không hiểu vì sao Bác lại biết hoàn cảnh của mình, lặng người vì cảm động không thốt nên lời. Bác nói: “Liệu cháu bé ấy có đi học được không? Cháu phải tìm mọi cách cho nó học, không được để nó vì tàn tật mà thất học đấy!”. ![]() Vũ Hà Sưu tầm "báo Hànội mới online" ![]() NSUT Trần Thị Tuyết thời trẻ ![]() Họp mặt đầu xuân Mậu Tý kỷ niệm 12 năm thành lập CLB thơ ca Bến Nghé (21.01.1990 - 21.01.2008 ) ![]() Hiện nay NS Trần Thị Tuyết đang là một thành viên thường xuyên tham gia sinh hoạt trong CLB Thơ ca Bến Nghé |

Xin trân trọng giới thiệu với các bạn gần xa
TRÍCH MỘT PHẦN BUỔI SINH HOẠT
CỦA CLB THƠ CA BẾN NGHÉ
( Ngày 26 . 5 . 2007 tại nhà vườn Ông Võ Văn Hiến - Quận 7 )
Sinh hoạt tháng 4. 2005
Thứ Ba, 25 tháng 3, 2008
Chàng thơ họ "xích"

I.
Công ty danh tiếng đóng... ven hè
Được "xã bà" giao hẳn một xe
Khỏe chạy phăng phăng chân dẻo quẹo
Yếu bò chầm chậm mắt xanh lè
Xướng... thơ cuồn cuộn thây từ quặt
Họa... phú trào dâng mặc ý què
Vất vả tâm hồn luôn lãng mạn
Đồng tiền sạch sẽ cũng nên... khoe
II.
Xích lô danh tiếng đóng... ven hè
Cũng được "bà" giao hẳn một xe
Khỏe chạy phăng phăng chân dẻo quẹo
Yếu bò chầm chậm mắt xanh lè
Xướng sung cuồn cuộn thây từ quặt
Họa cứ trào dâng mặc ý què
Nổi hứng đêm ngày sây sẩm mặt
Chàng thơ họ "xích" nỏ cần khoe
Hoahuyen
Cũng thử một phen liều
Đóng bộ vào vai lãng tử siêu
Vườn nhãn nam thanh so mấy hiệp
Vườn chim nữ tú thử vài chiêu
Tay chơi Quận nhứt không nao núng
Công tử Bạc Liêu có dám chiều ?
Chỉ sợ chia tay lòng thổn thức
Hoàng hôn xế bóng lại đòi... yêu
Hoahuyen

( Nhà công tử Bạc Liêu xưa )
Gửi anh em Bạc Liêu!
Mong ngày gặp mặt cuối tuần
Anh em Sài - Vũng quây quần Bạc Liêu
Từ lâu đã chót thầm yêu
Gặp rồi lại sợ quá nhiều mộng mơ
Bạc Liêu em đợi, em chờ
Anh đang hồi hộp từng giờ em ơi!
________________________________
Nụ hôn ấm bờ môi
Nồng thơm chiều thu ấy
Trong vòng tay run rẩy
Toàn thân anh rã rời
...
Men rượu tình đời
Ừ thì thế đó ( Thơ Đường luật )
![]() |
Sinh nhat 4 vnweblogs. |
Bài họa "tếu"
Ừ THÌ THẾ ĐÓ
Hoahuyen
Ừ thì thế đó, nhớ à nghe
Nổi tiếng ba miền lấp ló le
"Ấy" thích dai, dài, da trắng trẻo
"Đây" mê to, bự, tóc vàng hoe
Già chưa đeo kiếng, ơ hay nhỉ ?
Trẻ bốn lầu ư, đã quá he ?
Nói phét ngày đêm dăm bẩy trận
Chỉ cho hai cái mặt xanh lè
..
Bài xướng
Chịu chơi
Phamthicucvang
Đừng nói là tui lão đó nghe
bao nhiêu cô gái chực lăm le
môi hồng mắt biếc da non nõn
người ngọc thân ngà tóc đỏ hoe
khóc lóc van lơn rồi thủ thỉ
giận hờn cười cợt lại hăm he
thôi thì thôi thế..từng em một
lần lượt thử xem...có lặc lè ! !
* thay lời các lão ông YAMAHA
Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2008
Mơ đẹp hơn hẳn ngày?

Mơ đẹp hơn hẳn ngày?
Thời gian dài dằng dặc
Chờ đợi đếm từng giây
Chỉ mong ngày gặp mặt
Ngắm nhìn nhau mê say
Đêm em về bất chợt
Nõn nà trắng thơ ngây
Nét cong nhàu chăn gối
Má hồng đỏ hây hây
Xiết chặt đôi vòng tay
Nụ hôn nồng êm ái
Giật nẩy mình tê tái
Tỉnh cơn mơ rã rời !!!
Đời vẫn thường như vậy
Ai chẳng một lần say
Cõi tiên hay phàm tục
Mơ... đẹp hơn hẳn ngày?

Bởi Vì Anh Yêu Em
Nhạc Sĩ: Phan Đình Tùng
Trình bày: Phan Đình Tùng
Chú ý có thể phải nhấp play nhiều lần
ĐỪNG GIẬN HỜN ANH
Cưỡng sao nổi ý trời
Ngoài tiếng gáy khò khò ?
Thức, mới đáng phải lo
Sợ... chuyển rung trời, đất !
Còn gì để mà mất ?
Khi đã xế chiều tà
Khổ đau hay hạnh phúc
Nụ cười nở như hoa
Dép giày còn có số
Cưỡng sao nổi ý trời
Đã kêu thì ta... dạ
Hào phóng nhận em ơi!
Chúc mùa xuân hạnh phúc
Thức... thu nhận lãi lời
Mặc rung trời, chuyển đất
Dại gì không dong chơi!
Một nửa vòng tay

Một nửa vòng tay chỉ thế thôi
Mà như núi lửa... rực hồng môi
Nét cong kiều diễn mơ hay tỉnh ?
Khẽ chạm eo thon dạ rối bời !
"Em yêu, anh xiết vòng chưa chặt
Mình thật gần sao vẫn thấy xa...?"
Cũng bởi chim non còn giấu mỏ
Rụi đầu vào ngực mắt nhòe hoa
Nào ai hạnh phúc bằng ta nhỉ ?
Ríu rít bên nhau mắt rạng ngời
Úp mặt vào rơm lòng thổn thức
Giá như là thế chẳng chơi vơi!?
Một nửa vòng tay chỉ thế thôi
Đã bừng thi hứng dậy hồn tôi
Lâng lâng cảm xúc dâng thành sóng
Sẽ mãi theo ta suốt cuộc đời
TRÁI NGANG
Đơn phương yêu khốn khổ đến khôn cùng
Như đèn cù, người ta cần... ngoảnh mặt
Kẻ không ưa réo gọi tứ lung tung
Nhịp rung động khi đã trùng tần số
Dẫu nửa vòng trái đất vẫn gần nhau
Một "cú" nhấp nhen lửa tình nồng ấm
Đêm tàn canh... chia sẻ dốc tâm bầu
Hoahuyen
Em là tất cả cuộc đời anh

Em là tất cả cuộc đời anh
Chỗ dựa tin yêu hưởng phước lành
Tổ ấm nồng nàn xua giá lạnh
Lửa tình rừng rực chẳng tàn canh
Em là tất cả cuộc đời anh
Gió giật, mưa giông lúc bão hành
Vẫn vững tay chèo xô sóng cả
Nhạt nhòa ngấn lệ chảy vòng quanh
Cần chi giận dữ nổi tành hanh?
Mái tóc tôi bà sớm bạc nhanh !
Nhẩm tính đời người bao biến cố
Bên em hạnh phúc nhất đời anh
Mái đầu đã bạc chẳng còn xanh
Ríu rít em lườm... nguýt liếc anh
Xế bóng chiều tà chan vạn phước
Lửa tình trong mắt lại long lanh
XẾP CỤC GẠCH
Anh đã chạm mấp mé bờ hư - thực
Đã nồng nàn nhen nhóm lửa yêu đương
Đã thủ thỉ nói những lời mật ngọt
Ở bên em, anh đã ngỡ thiên đường
Xếp cục gạch chen ngang dài bất tận
Diện ưu tiên em để ý hàng ngày
Anh ngộ nhận mình đang là số một
Và trong mơ hy vọng đếm từng giây
Anh ủ kín tình anh và tự nhủ
Vây quanh em cả một lũ si tình
Anh tự hào chỉ có mình mới được
Cầm tay em tùng cắc, cắc, tùng dinh
Gạch cứ xếp nối đuôi dài vô tận
Ai cũng tin mình ở tốp hàng trên
Nhưng đâu biết một ngày tan vỡ mộng
Đứng đầu hàng tính từ dưới tính lên
----------------------------------------------

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2008
Kiểm gạch xếp đầu năm
Đầu năm đếm gạch xếp ba miền
Phía bắc hình như mấy triệu viên
Hà Nội Thủ đô gần... chín vạn
Chỗ nào vị trí cũng... ưu tiên
Miền trung quá hẻo năm ngàn bẩy
Chỉ được hơn trăm thứ hạng đầu
Móng cái, trường sa đành bỏ ngỏ
Gạch chưa tới được những vùng sâu
Tập trung nhiền nhất năm Đinh Hợi
Khu vực Sài thành ngót... tỷ viên
Xếp topten đầu non nửa triệu
Bị quăng, rơi vỡ, mất vài thiên
Kiểm lại đầu hàng không thấy mặt
Thứ hai lấp ló... một vài viên
Bốn, năm, sáu, bẩy... nhiều vô kể
Có lúc nằm mơ... sắp gặp tiên !
Rõ thật đa tình chan ảo mộng
Tham thì... lắm mối tối nằm không
Hạng hai đến chín... đằng sau nhé !
Cỡ tết "công gô" đến lượt ông
Họp mặt đồng hương Hưng Yên

(*) Thị xã Hưng Yên có " Hồ Bán Nguyệt" rất thơ mộng
VỊNHBÁN NGUYỆT HỒ
Trăng soi bán Nguyệt * ngóng đòi thơ?
Đáy nước Hằng Nga dấu thẫn thờ.
Lững thững mây trôi làn khói trắng
Lăn tăn sóng gợn tỏa sương mờ
Dừa nghiêng mặt nước - trai mê mẩn.
Liễu rủ ven bờ - gái ngẩn ngơ.
Huyền diệu hồ trăng quê xứ nhãn?
Tao nhân mặc khách thả hồn mơ...
Hoahuyen
Hòai nhớ
Gửi tấm lòng về thăm nơi chốn cũ
Nhớ một thời thơ ấu mái trường xưa
Nhớ thày cô ai còn trên bục giảng?
Bạn đứa nào thành đạt, đứa nào chưa?
Nhãn lồng thơm ong say cành táo ngọt
Sen trắng đầm lúa tốt trĩu vàng bông
Hoa phượng đỏ ép hè xưa còn mất?
Ôi ! thời gian kỷ niệm cũ còn không?
Hoahuyen
CÁC LOÀI HOA
Rạng rỡ Mai cười tiễn tết đông
Bừng lên nắng ấm cải tươi ngồng
Đào phai diễm lệ tươi đầu ngõ
Liễu biếc yêu kiều đẹp bến sông
Giản dị hoa Lan khoe khắp xóm
Hồn nhiên Cúc trắng nở ven đồng
Sen chùa sắc thắm thiêng nhà Phật
Cẩm tú thanh bần tỏa ngát bông.
HoahuyenMột số hình ảnh họp hội đồng Hương Hưng Yên
Ngày 02/3/2008


Ông Lê Quý Quỳnh - Nguyên Bí thư tỉnh Ủy - Chủ tịch hội Đồng hương Hưng Yên phát biểu

Đại diện Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên vào dự họp với bà con Hưng Yên tại TP.Hồ Chí Minh



Cụ bà mặc áo đỏ (101 tuổi ) quê Hưng Yên hiện đang sống với con, cháu tại TP.HCM


Co lai do - Tho Nguyen Binh
Cũng một kiếp người
Cảm xúc khi đọc bài trên trang nhà Hoalucbinh
về thân phận người đạp xích lô
Gò lưng kiếm sống để qua ngày
Hãnh diện vì không phải ngửa tay
Sạch sẽ còn hơn trăm vạn kẻ
Đồng tiền bẩn thỉu nhớp nhơ xoay
Kính cẩn nghiêng mình xin bái phục
Những người có chí biết làm giàu
Họ sang chính đáng càng thêm nể
Nghèo hèn không thể ngợi ca đâu
Những kẻ lòng tham không có đáy
Chức quyền tham nhũng tựa loài sâu
Hại dân mọt nước cần tiêu diệt
Lấy lại lòng tin, vợi bớt sầu
Hoahuyen
Hoahuyen xin phép đưa lời bài hát từ nhà hoalucbinh về đây và thêm phần nhạc bài:
XÍCH LÔ
Sáng tác: Võ Thiện Thanh
Ca sĩ : Mỹ Tâm thể hiện
Xích lô, ai không hay đắn đo
Cứ lo trời nắng, cứ lo trời mưa, cứ lo toan thẫn thờ
Một mình ngửa mặt nằm im ngắm sao trời
Đèn đường bạn thân với đôi vai gầy
Xích lô, ai không hay ước mơ
Cứ vui đùa nhé, cứ mơ lặng lẽ, cứ lom khom đi về
Dòng đời về đêm dường như vắng tanh rồi
Còn lại mình ta ước mơ đã đời
Xích lô, cho tôi thôi đắn đo
Sá chi trời nắng, sá chi trời mưa cứ vô tư không ngờ
Một chiều cùng em dạo chơi phố đông người
Chẳng buồn chẳng vui khóc hay nên cười
Xích lô, thôi cho tôi xuống đây
Phố đông người quá, lối kia chật quá khiến con tim hao gầy
Người người còn đang vội chen lấn vô cùng
Mà đời thì ai cũng nuôi hy vọng
_________________________________________
XÍCH LÔ
|