Thứ Năm, 27 tháng 3, 2008

Giá như EM CŨNG CÙNG ĐI


Giá như
EM CŨNG CÙNG ĐI

Về thăm công tử Bạc Liêu
Trên xe chỉ toàn... đực rựa
Vắng em giảm vui một nửa
Đau lòng cả lũ trồng si

Giá như em cũng cùng đi
"Cánh buồm..." sẽ không thao thức
"Một thời... " càng thên rạo rực
"Cánh đồng..." hưng phấn xuýt xoa

Tiếc rằng khâu cấp cota
Cảnh sát lạnh lùng không duyệt
Dẫu nàng ngày xưa điên tiết
Khổ em, khổ cả đời choa !

Sướng nhất "Mùa thu... du ca"
Bởi bên có nàng nắng hạ
"Đào Mai..." tháp tùng xa giá
Cùng với "Thánh Đát..." là la

Này em hãy vui lên nhé
Vẫn còn có " Một thời xa..."
"Cánh buồm..." ngày đêm thao thức
"Cánh đồng..." hưng phấn xuýt xoa

Hoahuyen


Vườn chim

nha cong tu bac lieu xua
Nhà công tử Bạc Liêu xưa

Một bài thơ vui nhân chuyến đi thăm Bạc Liêu của 2 hội Bloger Saigon và Vũng Tàu ngay 29 va 30/3/2008 ( Cho đến giờ phút này theo đăng ký bên nhà Chủ tịch Nguyên Hùng thì chỉ có toàn cánh đàn ông và có thể có 1 bloger nữ là NH ) Hoahuyen xin tếu táo vài câu:

Sưu tầm từ nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/Công_tá»­_Bạc_Liêu#Nh.E1.BB.AFng_giai_tho.E1.BA.A1i

Về Bạc Liêu ngủ nhà Công tử!

Khách sạn Công tử Bạc Liêu.

(Dân trí) - Khách về thăm Bạc Liêu, dù có ít thời gian cũng cố tìm mọi cách đến ăn một bữa hoặc uống ly cà phê trong khuôn viên nhà Công tử. Ngành du lịch bản địa vì thế mà có thêm sản phẩm dịch vụ thu hút khách. Căn cứ theo giấy tờ và tài liệu còn lưu giữ thì ông Trần Trinh Trạch (cha của công tử Bạc Liêu) xuất thân từ một người làm mướn. Do may mắn, ông Trạch có cơ hội học đến lớp 7-8 (theo trình độ hiện nay). Sau này, nhờ có học thức lại khéo quan hệ nên Trinh Trạch được thực dân Pháp cất nhắc ở nhiều chức vụ quan trọng trong đó đáng nói là thư ký tại Tòa bố phụ trách điền địa. Từ đó, Trạch bắt đầu con đường vơ vét của cải, cướp đất của dân khẩn hoang. Cuộc sống của người dân ngày càng khổ cực thì số của cải và đất đai Trinh Trạch có được ngày càng nhiều, rải rác ở khắp các tỉnh miền Tây. Sau đó, Trạch lấy vợ (vợ là con gái của một địa chủ khét tiếng ở Bạc Liêu) rồi sinh được 7 người con: 3 trai, 4 gái. Trong số những người con có Ba Huy (tức Trần Huy Trinh, sinh ngày 22/6/1900) nổi tiếng khắp nơi. Ba Huy nổi tiếng không phải vì thông minh mà vì thói quen chơi bời phóng túng, tiêu tiền như rác với những trò chơi ngông. Đỉnh điểm của những hành động này là sự kiện cậu Ba Huy và một công tử ở Sài Gòn thách đố nhau đốt tiền nấu chè. Tuy phần thắng thuộc về anh chàng công tử Sài Gòn nhưng nó cũng đủ khiến câu chuyện về công tử Bạc Liêu trở thành những giai thoại cho đến tận bây giờ. Năm 1945, cuộc sống vương giả của dòng họ Trần Trinh kết thúc khi cách mạng tháng 8 diễn ra. Đảng Cộng sản với chủ trương chống ngoại xâm và ách thực dân phong kiến nên phần lớn điền đất của gia đình Ba Huy đã bị tịch thu, cấp lại cho tá điền. Ông Trạch tuổi già mất đi, những người con trong gia đình ly tán khắp nơi, chỉ còn lại mình Ba Huy trụ lại đất Bạc Liêu. Cuối đời, Ba Huy trở về Sài Gòn sinh sống, toàn bộ số gia sản cuối cùng của gia đình được bán nốt để duy trì cuộc sống. Năm 1973, Ba Huy bị bệnh và chết (thọ 73 tuổi).

… Và hiện thực

Ngày nay, người ta biết đến Bạc Liêu bởi nhiều thứ, đó là vùng nuôi tôm xuất khẩu nổi tiếng trên cả nước, tháp cổ Vĩnh Hứng, chùa Xiêm Cán…

Tuy nhiên, đối với đa số khách du lịch đến với tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ này thì những câu chuyện thật và giai thoại về nhân vật Công tử Bạc Liêu luôn thu hút.

Hiểu rõ điều này, Sở Thương mại & Du lịch Bạc Liêu đã tận dụng tối đa sức hút của ngôi biệt thự nức tiếng một thời của gia đình công tử nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan và sử dụng dịch vụ.

Nằm trong một khuôn viên rộng rãi bên bờ sông Bạc Liêu, ngôi biệt thự được xây theo mô-típ của Pháp, cực kỳ đẹp và sang trọng. Giờ nó đã được chuyển thành khách sạn mini với tên gọi Công tử Bạc Liêu.

Điều này có nghĩa là bất cứ ai muốn và có tiền đều có thể ăn ở, sinh hoạt giống như vị công tử thuở nào. Nhân viên khách sạn cho biết hơn chục phòng ở đây luôn có người đến thuê, riêng phòng của Công tử thì giá dù có cao gấp đôi (600 - 700 nghìn) vẫn liên tục “cháy”.

Khách về thăm tỉnh, ít có thời gian cũng tìm mọi cách đến ăn một bữa hoặc uống ly cà phê ở khuôn viên nhà công tử. Ai cũng muốn tự mình chứng kiến, thưởng thức cái cảm giác vương giả của nhân vật lừng danh này.

Chính vì vậy, các loại hình dịch vụ khách sạn Công tử Bạc Liêu cũng làm ăn khá phát đạt. Rất nhiều đôi uyên ương cũng tìm đến thuê hội trường của khách sạn để tổ chức đám cưới với mong muốn có một cuộc sống mới vinh hoa, phú quý...

... Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Văn Khá, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu thì ngày nay Bạc Liêu vẫn chưa phát triển xứng đáng so với tầm vóc của mình. Vẫn còn tới 15.658/26.000 hộ nghèo (có mức thu nhập dưới 200 nghìn đồng/tháng).

Có xã như Vĩnh Trạch, có tới 400/2000 hộ nghèo, bà con trong xã sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, đi biển và nuôi tôm, nhưng do thói quen ít đầu tư, tích lũy, nên nhiều gia đình thường xuyên rơi vào cảnh ăn hôm nay không biết tới ngày mai.

“Bên cạnh đó, Bạc Liêu cũng đang xuất hiện lớp bà chủ, công tử mới - họ là những người biết làm giàu từ chính con tôm, đồng ruộng. Hơn ai hết họ hiểu rằng chỉ có đồng tiền kiếm được từ lao động chân chính mới lâu bền và đáng trận trọng” - ông Khá nói.


P. Thanh


Những giai thoại về CÔNG TỬ BẠC LIÊU

Ông Trạch giao cho Ba Huy việc trông coi điền sản. Huy đi vào các sở điền bằng xe hơi hoặc ca nô. Việc này là một sự kiện đặc biệt, Ba Huy đi đến đâu tá điền ùn ùn kéo đến xem, vì cả đời họ chưa được nhìn thấy xe hơi, ca nô bao giờ. Đi đòi nợ các tỉnh, Ba Huy dùng chiếc Ford Vedette, còn đi chơi ông có chiếc Peugeot thể thao, sản xuất năm 1922. Loại xe đó cả miền Nam khi ấy chỉ có hai chiếc, chiếc kia là của vua Bảo Đại.

Ba Huy còn thuê một người Pháp làm công cho mình. Đó là ông Henri, chồng bà Tư Nhớt, một người trong gia tộc Trần Trinh. Ông này làm quản lý, điều hành gia sản cho ông Hội Đồng Trạch, dưới quyền ba Huy. Theo hợp đồng, quản lý được hưỏng 10% trên tổng số lợi tức thu được hàng năm. Chính vì vậy ông Henri mới bỏ "mẫu quốc" qua làm mướn cho bên vợ, mãi đến tháng 4 năm 1975 mới về nước.

Công tử Bạc Liêu rất mê nghề . Vào nữa đầu thế kỷ 20, học võ là một cái mốt với nhận thức: Học võ để nâng cao cái khí phách thượng võ của kẻ anh hào. Ba Huy không học võ Tây hay võ Ta mà học võ Xiêm. Ông ta đã cất công qua Xiêm mướn một ông thầy thượng hạng về dạy cho mình và Tám Bò, là em út của ông ta.

Một sự kiện chấn động cả nước khi đó là Ba Huy đi thăm ruộng bằng máy bay. Và lúc ấy cả Việt Nam cũng chỉ có 2 chiếc là của Công tử Bạc Liêu[3] và của vua Bảo Đại. Một lần bay qua thăm điền Rạch Giá, Công tử Bạc Liêu hứng chí bay ra biển Hà Tiên chơi, cứ bay mải miết cho đến khi kim báo xăng không còn nhiên liệu, buộc lòng Ba Huy phải đáp khẩn cấp. Xuống đất, Ba Huy hoảng hốt biết mình đã bay lọt sang tận nước Xiêm. Trần Trinh Huy bị Nhà nước Xiêm bắt giữ và phạt 200 ngàn giạ lúa. Ông Hội đồng Trạch phải chở một đoàn ghe chở lúa thật dài qua tận Xiêm để chuộc quí tử về. Ông là người Việt Nam đầu tiên sở hữu máy bay tư nhân và sân bay tư nhân.

Ba Huy sinh hoạt cực kì sang trọng và xa hoa. Ra đường là đóng bộ veston, thứ hàng đắt tiền nhất thời đó. Thói quen của Ba Huy là ăn sáng kiểu Tây, trưa ăn cơm Tàu, chiều ăn cơm Tây. Mỗi lần từ Bạc Liêu đi Sài Gòn là ông ta ngồi trên chiếc xe cáu cạnh, có tài xế lái. Khi lên Sài Gòn ít khi Công tử Bạc Liêu ở ngôi biệt thự của Trần gia mà vào một trong những khách sạn nổi tiếng sang trọng ở Sài Gòn. Có khi hứng chí đi dạo mát Ba Huy thuê cả chục chiếc xe kéo, ông ta ngồi một chiếc, những chiếc còn lại chở những món đồ như mũ, cây "can"...

Công tử Bạc Liêu là một người luôn xê dịch và rất ham vui, những cuộc ăn chơi nổ trời diễn ra, Trần Trinh Huy lặn ngụp trong những bàn tiệc với rượu sâm banh. Mỗi chủ nhật ông đều đi nghỉ cuối tuần ở Vũng Tàu, Đà Lạt hoặc về Cần Thơ. Ba Huy cũng là một kẻ mê cờ bạc, có những khi ông đánh một cây bài 30.000 đồng, trong khi lúa chỉ 1,7 đồng một giạ[4], lương của Thống đốc Nam Kỳ chưa tới 3.000 đồng một tháng.

Không có nhận xét nào: