Thứ Năm, 31 tháng 12, 2009
636. KHẮC KHOẢI
KHẮC KHOẢI
Bất chợt,
va phải nhau
...nên chuyện
[@more@]
Người dưng
não nuột
nhớ người dưng
Tin nhắn nửa đêm
khua gối chiếc
Giật mình tê tái
lệ rưng rưng...
Xế bóng chiều tà
...oan mực thước
Năm canh nhão nhoẹt
rữa cô đơn
Trằn trọc bao năm
hồn khắc khoải
Xa lắc lửa lòng
quay quắt hơn
Chếnh choáng men tình
dâng dậy sóng
Hồn lìa khỏi xác,
vía đi tong
Tim em loạn nhịp
tung lồng ngực
Hóa kiếp đời anh...
thỏa ý lòng
Hoahuyen (636.)
556. Mơ đẹp hơn hẳn ngày?
Mơ đẹp hơn hẳn ngày?
Thời gian dài dằng dặc
Chờ đợi đếm từng giây
Chỉ mong ngày gặp mặt
Ngắm nhìn nhau mê say
[@more@]
Đêm em về bất chợt
Nõn nà trắng thơ ngây
Nét cong nhàu chăn gối
Má hồng đỏ hây hây
Xiết chặt đôi vòng tay
Nụ hôn nồng êm ái
Giật nẩy mình tê tái
Tỉnh cơn mơ rã rời !!!
Đời vẫn thường như vậy
Ai chẳng một lần say
Cõi tiên hay phàm tục
Mơ... đẹp hơn hẳn ngày?
Hoahuyen (556)
420. KINH THIÊN ĐỘNG ĐỊA
Một bài họa Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập
Quân Đội Nhân Dân Việt Nam ( 22.12.1944 - 22.12.2009 )
KINH THIÊN ĐỘNG ĐỊA
Pháo vào thế trận cưỡi trên mây
Cứ điểm Điện Biên... dập cả bầy
Lấp lỗ châu mai tung bộc phá
Thân làm giá súng thít hào vây
Long trời lở đất bay nhàu phách
Bạt vía kinh hồn nát xác thây
Một trận thư hùng lưu sử sách
Tướng Văn(*) tóm Cát(**) đuổi về tây
Hoahuyen
7.5.2008 (420)
(*) Tướng văn : Là viết tắt tên của Anh Văn cũng chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư Lệnh
(**) Cát : là viết tắt tên viên tướng bại trận : Christian Marie Ferdinand de la Croix de Castries là một chỉ huy người Pháp tại trận Điện Biên Phủ năm 1954. Tại Việt Nam, Christian de Castries thường được viết Tướng Đờ-cát, hay Đờ-cát-ri.
QDNDVN Ngày ấy....
Và bây giờ
Bài xướng
Trận Điện Biên
Trập trùng đạp núi vượt lưng mây
Pháo kéo, quân đi thế đã bầy
Độc Lập, Hin Lam đòn xuất kích
Mường Thanh, Hồng Cúm xiết vòng vây
Tướng Văn tư lệnh quân xung trận
Đờ Cát tập đoàn lính nát thây
Năm sáu ngày đêm ta chiến thắng
Điện Biên chấn động cả trời tây
Hồ Văn Thiện
233. Sao em lại hớp hồn anh ?
Sao em lại hớp hồn anh ?
Sao em lại hớp hồn anh ?
Đem treo lơ lửng trên nhành cây cao ?
Cành vàng, lá ngọc như dao
Đâm trăm ngàn nhát ngọt ngào vào tim?
Đớn đau một kiếp đi tìm
Lạc nhau mỏi mệt cánh chim xa vời
Yêu thầm nhớ vụng người ơi!
Ngày đêm phờ phạc rã rời đam mê
Quặn lòng đau đớn não nề.
Me chua, khế ngọt tái tê cõi lòng
Âm thầm anh vẫn chờ mong
Ngày vui xum họp song long - phụng hoàng
Cuộc đời sẽ hết trái ngang
Hồn anh em trả, xác chàng em bao...
Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2009
Thứ Ba, 15 tháng 12, 2009
79. Chớ "ghẹo" Hằng Nga
Chớ "ghẹo" Hằng Nga
Chẳng còn một cú nhắn tin
Cũng không điện thọai, im lìm giá băng
Ơ hay sao thế nàng trăng ?
Lẽ nào Cuội đã là thằng bỏ đi ?
Trời ơi! gặp gỡ mà chi ?
Đã mắc tội gì trêu ghẹo Hằng Nga ?
Hãy mau xin lỗi người ta
Để còn được xét duyệt tha, khoan hồng
Kẻo không mãi mãi mọt gông
Cô đơn lạnh lẽo giữa đồng... giá băng
Mơ chi với tới chị Hằng
Trong thân phận Cuội ngàn năm chăn bò.
Hoahuyen
Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2009
681. KHÓC CƯỜI CHÀO NHAU (1)
Thơ mời họa
681.
KHÓC CƯỜI CHÀO NHAU (1)
Chào đời ta khóc lu loa
Người thân xúm lại cười òa... yêu thương
Sống ta là khách qua đường
Khi râu tóc trắng quê hương tìm về
Đất trời quán trọ... lê thê
Trần gian bể khổ não nề xót thương
Sống cao thượng, chết can trường
Không màng phú quý, coi thường xênh sang
Tâm hồn trải rộng mênh mang
Khinh khi danh hão bẽ bàng phù du
Ở đời khôn quá... thì ngu
Xoay vần nhật - nguyệt đèn cù trả vay
Ngọt bùi chen lẫn đắng cay
Đến khi nhắm mắt xuôi tay... ta cười
Người thân nước mắt lại rơi
Thì ra quy luật KHÓC - CƯỜI chào nhau!
Hoahuyen (681)
12.12.2009
(1) Có một quy luật thật lạ: khi người ta chào đời ai cũng cất tiếng khóc "oa oa" (không có ai cười) - Cha, mẹ và những người thân yêu thì lại cười sung sướng chào đón ta ra đời... mỗi người lý giải một cách khác nhau, có người bảo:
* Đang ở trong bụng Mẹ sung sướng chẳng phải lo nghĩ gì... nay phải chui qua cái "lỗ" tí ti đau bỏ cha, bỏ mẹ thế không khóc sao được,
* Người lại nói nó khóc vì nó thương Mẹ mang nặng đẻ đau...
* Khóc vì thương chính mình bắt đầu rơi vào "Bể khổ trần gian" bắt đầu phải lo toan vật lộn với đời.... Ngược lại khi ta chết đi TA CƯỜI ( nằm trong áo quan nhe răng ) thì người thân yêu khóc lóc thảm thiết tiễn đưa... phải chăng vì ta đã siêu thoát khỏi "Bể khổ trần gian"?
GIẢI THƯỞNG LẦN NÀY LÀ :
MỘT CHUYẾN DU LỊCH LÊN SAO HỎA CÙNG HOA HẬU HOÀN VŨ
Stefania Fernandez
Chú ý: Một bài hoạ thơ lục bát phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1- Số câu của bài hoạ bằng số câu của bài nguyên mẫu (bài xướng);
2- Từ cuối cùng các câu của bài nguyên mẫu (bài xướng) phải được giữ nguyên; ( Thậm trí các cụ xưa còn yêu cầu trong câu 8 thì từ 6 và từ 8 cũng phải giữ như nguyên mẫu của bài xướng )
3- Từ thứ 5 (trong câu 6) và từ thứ 7 (trong câu 8) không được trùng với các từ của bài nguyên mẫu (bài xướng);
4- Trong các câu của bài hoạ không dùng hai từ liên tiếp trong bài nguyên mẫu (bài xướng) đã dùng,
Như vậy mới là một bài thơ hoạ lục bát hoàn chỉnh.
Nếu có chỗ nào chưa thật chính xác mong các các bậc cao thâm chỉ thêm cho rõ nhé!
Một ví dụ:
Hãy chú ý các từ in đậm của bài xướng sau đây và bài họa của Hoahuyen ( để mọi người cùng tham khảo, trao đổi học tập... )
Bài Xướng: NHỚ MÙA XUÂN ẤY Xuân về , một thoáng bâng khuâng Chạnh lòng nhớ tuổi thanh xuân thuở nào. Đường dài muôn dặm gian lao Có mùa xuân đã đi vào trong tôi. Đắng cay thôi lại ngọt bùi, Nhớ mùa xuân ấy, người ơi! Nhớ người... Nhớ về một thuở xa xôi, Giữa lòng Việt bắc bồi hồi đón xuân. Rừng mơ hoa nở trắng ngần Bến xuân ai đứng tần ngần trông mưa... Tân cương tươi thắm sắc cờ, Quân reo đỉnh núi , gươm khua cuối rừng. Sương khuya, ánh đuốc bập bùng Sông Công, núi Guộc...tưng bừng hội quân. Người về muôn nẻo đường xuân Đồi xanh có giữ dấu chân ven rừng? Qua sông cô gái ngập ngừng Mời anh lính trẻ vui cùng hội xuân... "Đường dài còn lắm gian truân Mừng xuân , hẹn với cố nhân ngày về". (Ra đi nhớ mãi câu thề: "Nước non hết giặc mới về quê hương"! Thanh bình gió lộng muôn phương Ngày về "chín nhớ mười thương" vẫn chờ...) Xuân ơi xuân đến bao giờ? Lòng sao vẫn nhớ xuân xưa lên đường. Dẫu còn trăm mối tơ vương, Dẫu hồn chưa cạn tình thương buổi đầu, Vui xuân hương sắc muôn mầu, Vui xuân, ly rượu chúc câu tốt lành! Ai say sưa chốn thị thành, Thì ta ân nghĩa quê mình đẹp hơn. Ai kia quên nghĩa cội nguồn, Tình xưa ta vẫn vuông tròn thủy chung. Núi kia vẫn ngát hương rừng, Sông sâu kia vẫn dòng trong nhớ người... Xuân về , vui nhé xuân ơi! Đôi dòng tâm tưởng tặng người năm xưa... Tác giả: ĐÀO MAI (Đã mất năm 2008 ) Người gửi bài : Bạch Dương- Con gái của tác giả | Bài họa của Hoahuyen |
Thứ Năm, 10 tháng 12, 2009
680. TRỞ GÓT ĐÓN NÀNG XUÂN
NHỚ MÙA XUÂN ẤY
Xuân về , một thoáng bâng khuâng
Chạnh lòng nhớ tuổi thanh xuân thuở nào.
Đường dài muôn dặm gian lao
Có mùa xuân đã đi vào trong tôi.
Đắng cay thôi lại ngọt bùi,
Nhớ mùa xuân ấy, người ơi! Nhớ người...
Nhớ về một thuở xa xôi,
Giữa lòng Việt bắc bồi hồi đón xuân.
Rừng mơ hoa nở trắng ngần
Bến xuân ai đứng tần ngần trông mưa...
Tân cương tươi thắm sắc cờ,
Quân reo đỉnh núi , gươm khua cuối rừng.
Sương khuya, ánh đuốc bập bùng
Sông Công, núi Guộc...tưng bừng hội quân.
Người về muôn nẻo đường xuân
Đồi xanh có giữ dấu chân ven rừng?
Qua sông cô gái ngập ngừng
Mời anh lính trẻ vui cùng hội xuân...
"Đường dài còn lắm gian truân
Mừng xuân , hẹn với cố nhân ngày về".
(Ra đi nhớ mãi câu thề:
"Nước non hết giặc mới về quê hương"!
Thanh bình gió lộng muôn phương
Ngày về "chín nhớ mười thương" vẫn chờ...)
Xuân ơi xuân đến bao giờ?
Lòng sao vẫn nhớ xuân xưa lên đường.
Dẫu còn trăm mối tơ vương,
Dẫu hồn chưa cạn tình thương buổi đầu,
Vui xuân hương sắc muôn mầu,
Vui xuân, ly rượu chúc câu tốt lành!
Ai say sưa chốn thị thành,
Thì ta ân nghĩa quê mình đẹp hơn.
Ai kia quên nghĩa cội nguồn,
Tình xưa ta vẫn vuông tròn thủy chung.
Núi kia vẫn ngát hương rừng,
Sông sâu kia vẫn dòng trong nhớ người...
Xuân về , vui nhé xuân ơi!
Đôi dòng tâm tưởng tặng người năm xưa...
Tác giả: ĐÀO MAI (Đã mất năm 2008 )
Người gửi bài : Bạch Dương- Con gái của tác giả
______________________
Bài họa của Hoahuyen
680.
TRỞ GÓT ĐÓN NÀNG XUÂN
Tiễn đông trở gót chiều khuâng
Mới hay mình đã say xuân kiếp nào ?
Gió reo vẫy ngọn phi lao
Hương xuân phảng phất gieo vào lòng tôi
Đã từng chia ngọt, sẻ bùi
Chàng đông thỏ thẻ Xuân ơi! mến người
Giao thừa một nắm cơm xôi
Trong rừng đợi phút điểm hồi sang xuân
Nhìn hoa ban nở tần ngần
Nhành mơ điểm tuyết trắng ngần trong mưa
Xa xa rực thắm màu cờ
Quân như chảy hội, đao khua sáng rừng
Đuốc reo ánh lửa bùng bùng
Non xanh, núi thẳm bừng bừng thế quân
Muôn người nô nức đón xuân
Tiếng reo kín cả bàn chân chen rừng
Cô em nửa ngập nửa ngừng
Mời anh lính trẻ hát cùng nàng xuân
Gian nan vất vả đã truân
Có lòng tin hẹn nghĩa nhân trở về
Đi xa vẹn nhớ lời thề
Đánh tan lũ giặc ta về cố hương
Dẫu cho vướng phải... ngàn phương
"Chôn rau cắt rốn..." còn thương em chờ
Nàng xuân đang đến từng giờ
Nôn nao lại nhớ thuở xưa bên đường
Nụ hôn trao vội vấn vương
Trăm năm còn đọng mùi thương ban đầu
Khi xuân đượm sắc tươi màu
Nâng ly cạn chén bằng câu chúc lành
Hẹn nhau ở chốn đô thành
Nơi quê vẹn nghĩa ta mình tình hơn
Cây có cội, nước có nguồn
Duyên xưa nghĩa cũ cho tròn tình chung
Say sưa xin chớ quên... rừng
Một thời gian khổ vẫn trong với người
Đông qua, xuân đến nàng ơi!
Thơ trào cảm xúc dâng người ngày xưa
Hoahuyen
10.12.2009
Tặng Bạch Dương và Kính tặng hương hồn Bác Đào Mai
Một bài thơ hoạ thơ lục bát phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1- Số câu của bài hoạ bằng số câu của bài nguyên mẫu (bài xướng);
2- Từ cuối cùng các câu của bài nguyên mẫu (bài xướng) phải được giữ nguyên; ( Thậm trí các cụ xưa còn yêu cầu trong câu 8 thì từ 6 và từ 8 cũng phải giữ như nguyên mẫu của bài xướng )
3- Từ thứ 5 (trong câu 6) và từ thứ 7 (trong câu 8) không được trùng với các từ của bài nguyên mẫu (bài xướng);
4- Trong các câu của bài hoạ không dùng hai từ liên tiếp trong bài nguyên mẫu (bài xướng) đã dùng,
Như vậy mới là một bài thơ hoạ lục bát hoàn chỉnh.
Nếu có chỗ nào chưa thật chính xác mong các các bậc cao thâm chỉ thêm cho rõ nhé!
Viết bởi hoa huyền — 10 Dec 2009, 17:28
Thứ Ba, 8 tháng 12, 2009
Trao tặng 1000 nụ hôn "hoa hậu quý bà năm 2009"
TRAO CHO BÀI THƠ HỌA HAY NHẤT ĐÂY
Sướng nhất bác Thiện nhé - cả 3 cô luôn
[@more@]
Trong Entry Thơ mời xướng hoạ - Hoahuyen có treo giải thưởng "1000 nụ hôn gió cuả hoa hậu qúy bà năm 2009" cho ai có bài hoạ hay nhất và hứa là sẽ có bài bình...
Hôm nay với tinh thần vui là chính Hoahuyen xin phép CHỦ QUAN CHỌN MỘT BÀI THEO Ý HOAHUYEN CHO LÀ HAY NHẤT để trao giải thưởng ( có thể bài này Hoahuyen chọn chưa vừa ý một số người ) thì chúng ta có thể tranh luận cho vui nhé, miễn là mọi tranh luận phải xuất phát từ tấm lòng chân thành, thẳng thắn vì sự phát triển của thể lọai thơ Đường.
Bài họa mà Hoahuyen chọn để trao giải đó là bài cuả bác Hồ Văn Thiện, nào chúng ta hãy cùng đọc và nghiền ngẫm:
Bài xướng
Cảm
Lí Bạch,(1) Xuân Hương(2) tiếng để đời
Thơ đường xướng - họa kén người chơi
Vững niêm chữ nghĩa vung thừa sức
Kém luật từ câu vắt kiệt hơi
Già dặn (3) say sưa khuôn thước cổ
Trẻ trung mê mẩn kiểu tân thời
Hậu sinh gìn giữ không mai một
Cũ - mới giao duyên thuận ý trời
Laonong
Hoahuyen (533)
(1) Lí Bạch : Một nhà thơ rất nổi tiếng của TQ
(2) Hồ Xuân Hương : Bà chúa thơ nôm của Việt Nam
(3) Già dặn : lớp già nhưng trí tuệ còn minh mẫn, giầu kinh nghiệm, yêu mến và có ý thức giữ gìn vốn cổ
Bài họa
CHỮ NGHĨA
Thần Siêu thánh Quát hiến cho đời
Nhiều áng hùng văn đâu để chơi
Chữ nghĩa chân dân khai mở sắc
Tấm lòng bảo quốc đến tàn hơi
Khuôn vàng thước ngọc không dây mực
Khí phách trượng phu chẳng lạc thời
Bút tả thanh thiên soi hậu thế
Thanh gươm đâu tá chém ngang trời
26-11-2009
Hồ Văn Thiện
Nhìn tổng quát đây là bài hoạ nguyên vận đúng 5 vần của bài xướng và hạ vần cũng đúng y theo thứ tự như cách hạ vần của bài xướng ( ĐỜI - CHƠI - HƠI - THỜI - TRỜI ) - Bài họa đối luật với bài xướng... 56 chữ không trùng lắp, niêm, luật chuẩn, bài thơ uyển chuyển đọc như có nhạc ở trong thơ và đặc biệt giọng văn hùng tráng, ta hãy xét từng cặp xướng - hoạ để thấy hết cái hay cuả bài họa:
2 câu đề bài xướng ra:
Lí Bạch,(1) Xuân Hương(2) tiếng để đời
Thơ đường xướng - họa kén người chơi
Được đáp lại ngay:
Thần Siêu thánh Quát hiến cho đời
Nhiều áng hùng văn đâu để chơi
- Lý Bạch:(tiếng Trung: 李白; bính âm: Lǐ Bái / Lǐ Bó; 701- 762) là nhà thơ danh tiếng nhất thời thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung, được hậu bối tôn làm Thi Tiên ( Thơ của tiên ). còn Hồ Xuân Hương thì ai cũng biết là nhà thơ Nôm nổi tiếng sống vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.
- Đối lại là Thần Siêu thánh Quát : Cao Bá Quát (chữ Hán: 高伯适; 1809 - 1855) là một nhà thơ Việt Nam. Ông có tên tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, biệt hiệu là Mẫn Hiên. Thơ văn của ông được vua Tự Đức, một người giỏi văn thơ, đã phải ngợi khen: Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán (Văn như Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát, đời Tiền Hán không có ai bằng). Cao Bá Quát là bạn thơ văn với Nguyễn Văn Siêu, tạo nên cặp nhà thơ Thần Siêu Thánh Quát - Nguyễn Văn Siêu (1795-1872), tự là Tốn Ban, hiệu là Phương Đình, là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, đồng thời là kiến trúc sư xây dựng nên quần thể đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên-Tháp Bút, cầu Thê Húc ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Bài xướng đã đặt vấn đề : Lý Bạch, Hồ Xuân Hương những người nổi "tiếng để đời" bằng những bài thơ xướng hoạ hay... nhưng Xướng họa ấy có còn phù hợp với ngày nay không ? vì ngày nay người ta thích thể thơ cách tân mới phóng khoáng hơn, không gò bó theo khuôn mẫu... thưa xưa cổ quá rồi kén người chơi lắm lắm, và xướng họa để làm chi vậy? không lẽ chỉ để thù tạc chén chú, chén anh tân bốc, nịnh bợ nhau thôi sao ???
* Cái hay của bài họa là đã nói rõ Thần siêu thánh Quát cũng có kém chi ai? họ đã hiến cho đời những ánh hùng văn bất hủ chứ đâu phải để chơi! bằng 2 câu đề mở đầu :
Thần Siêu thánh Quát hiến cho đời
Nhiều áng hùng văn đâu để chơi
và tiếp là 2 câu thực:
Chữ nghĩa chân dân khai mở sắc
Tấm lòng bảo quốc đến tàn hơi
xin sưu tầm tích xưa chuyện cũ lan man một chút : Tự Đức là ông vua hay chữ và hay khoe thơ với quần thần[1]. Một hôm tan buổi chầu, Tự Đức nói với bá quan:
Đêm qua trẫm nằm mơ làm được hai câu thơ thật kỳ lạ, để trẫm đọc cho các khanh nghe!
Rồi Tự Đức đọc luôn:
Viên trung oanh chuyển "khề khà" ngữ
Dã ngoại đào hoa "lấm tấm" khai
Đây là lối thơ vừa Hán vừa Nôm, các quan đều lấy làm lạ. Cao Bá Quát lúc bấy giờ cũng có mặt, thản nhiên tâu rằng:
Tưởng gì chứ hai câu ấy thì từ hồi còn để chỏm đi học, thần đã được nghe rồi! Thần được nghe cả tám câu kia, nếu bệ hạ cho phép, thần xin đọc lại tất cả.
Tự Đức đang cao hứng về mấy câu thơ vừa Hán dở Nôm độc đáo, nghe Cao Bá Quát nói rất bất ngờ, vì rõ ràng hai câu thơ đó chính vua nghĩ ra. Tự Đức bảo ông đọc cho nghe cả bài thơ, nếu không đọc được thì sẽ trị cái tội khi quân.
Ông suy nghĩ một lát như để nhớ lại một bài thơ lâu ngày không nhìn đến, rồi cất giọng sang sảng ngâm rằng:
Bảo mã tây phương huếch hoác lai,
Huênh hoang nhân tự thác đề hồi.
Viên trung oanh chuyển khề khà ngữ,
Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai.
Xuân nhật bất văn sương lộp bộp,
Thu thiên chỉ kiến vũ bài nhài.
Khù khờ thi tứ đa nhân thức,
Khệnh khạng tương lai vấn tú tài.
Nghĩa là:
Ngựa báu từ phía tây huếch hoác lại,
Người huênh hoang nhờ cậy dìu về.
Trong vườn oanh hót giọng khề khà.
Ngoài đồng hoa đào nở lấm tấm.
Ngày xuân chẳng thấy sương lộp bộp.
Tiết thu chỉ thấy mưa bài nhài.
Tứ thơ khù khờ nhiều người biết,
Khệnh khạng còn mang hỏi tú tài.
Bài thơ vừa đọc xong, các quan nhìn nhau kinh ngạc, còn Tự Đức thì biết đích là Cao Bá Quát chơi xỏ mình, nhưng cũng rất sửng sốt và hết sức thán phục. Vua sai lấy chè và quế ban cho Quát và bắt Quát phải thú thật là đã bịa thêm sáu câu.
Thế mới biết chữ nghĩa với người hiểu biết thật khôn lường và hoahuyen rất nể 2 câu thực cuả lão Hồ Văn thiện "nó" có tầm khái quát cao về giá trị thật cuả chữ nghĩa, có thể làm thay đổi thế giới "chân dân khai mở sắc"...
Tiếp 2 câu bình bài xướng viết :
Già dặn (3) say sưa khuôn thước cổ
Trẻ trung mê mẩn kiểu tân thời
Bài hoạ:
Khuôn vàng thước ngọc không dây mực
Khí phách trượng phu chẳng lạc thời
Ai chơi thơ đường đều biết Luật "nó" rất gò bó trong khuôn khổ... và cái tài cuả người chơi thể hiện rõ nhất ở 2 câu bình và 2 câu kết, chơi thơ Đường Luật chính là chơi "khuôn vàng thước ngọc" giàng buộc rất chặt chẽ bởi niêm luật, đối ý, đối từ, đối câu, đối thanh bằng trắc.... và người có tâm, tầm thể hiện được "Khí phách trượng phu... " khá sắc nét, cái tài cũng bộc lộ rõ rệt...
tiếp 2 câu kết bài xướng viết :
Hậu sinh gìn giữ không mai một
Cũ - mới giao duyên thuận ý trời
Bài hoạ:
Bút tả thanh thiên soi hậu thế
Thanh gươm đâu tá chém ngang trời
đọc 2 câu này Hoahuyen có cảm giác đang đọc một câu trong bài hịch tướng sĩ hay cái khẩu khí rất "Lý Thường Kiệt" trong tuyên ngôn bất hủ:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"
Hình ảnh "Bút tả thiên thanh" tương truyền là câu cuả Nguyễn văn Siêu ( viết lên trời xanh ) chính là câu khắc ở thân Tháp Bút Hồ Gươm Hà Nội - một ngọn tháp bằng đá cao năm tầng, được xây dựng năm Tự Đức thứ 18 (1865) trên nền núi Độc Tôn (còn gọi là núi Ngọc Bội) theo ý tưởng của nhà nho Nguyễn Văn Siêu, nằm ở phía ngoài lối vào cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn. Tháp dựng trên ngọn núi do đá xếp, đường kính 12m, cao 4m. Tháp vuông có năm tầng, cao 28m. Đỉnh là một ngòi bút lông dựng ngược. Cả cán và ngòi bút cao 0,9m. Trên thân ba tầng giữa có khắc theo chiều dọc ba chữ Tả Thanh Thiên mang nghĩa "Viết lên trời xanh"... nhưng đã được Bác Hồ Văn Thiện khéo léo đưa vào câu thơ kết cuả mình thật tài tình nó cho thấy cái "dũng" cuả những người cầm bút tả xung hữu đột giữa " thanh thiên bạch nhật đấu tranh chống lại cái sai, cường quyền... bênh vực người ngay, lương thiện, yếu thế... "giữa đường thấy cảnh bất bình không tha..." hình ảnh đó còn có thể hiểu ngòi bút ngay thẳng dám nói lên sự thật, phản ánh hiện thực xã hội để lưu hậu thế, có tác dụng vần xoay thế cuộc...
Xướng và hoạ thơ Đường luật là có hàm ý đối hoạ ở trong đó.Người ta xướng ra mình phải đối đáp lại, vì vậy nếu chỉ một bài xướng và một bài hoạ thì bài hoạ bắt buộc phải đối luật với bài xướng. Trường hợp bất khả kháng không thể đối luật được thì có thể châm chế hoạ đồng luật, nhưng bài hoạ đồng luật sẽ bị giảm giá trị vì không đáp ứng đúng thể thức xướng hoạ đúng cách - Mặt khác Hoạ thơ là "vẽ lại" hình ảnh của bài xướng cho nên phải trung thực với bài xướng về ý cũng như vần. Hoạ sai ý bài xướng là không đạt. Hoạ sai bất cứ chữ vần nào của bài xướng gọi là xuất vận: không đạt. Xuất vận là đi ra khỏi sự hạn định về vần của bài xướng.Hoạ sai nghĩa bất cứ chữ vần nào của bài xướng gọi là xuất ý: không đạt. Xuất ý là đi ra khỏi ý nghĩa chữ vần của bài xướng. Hoạ thơ Đường luật đúng cách rất khó. Một bài thơ chuẩn sẽ có âm điệu du dương trầm bổng khi đọc hoặc ngâm nga rất êm tai truyền cảm... âm điệu rất quan trọng vì nó tạo ra nhạc tính cho bài thơ. Do đó người ta nói trong thơ có nhạc trong nhạc có thơ là bởi lẽ đó....
Bài hoạ cuả Bác Hồ Văn Thiện là một bài hoạ khá chuẩn, khó bắt bẻ tuy nhiên nếu thật khắt khe không phải không có lỗi :
ví dụ:
Chữ nghĩa chân dân khai mở sắc
Tấm lòng bảo quốc đến tàn hơi
* "khai mở sắc" là khai mở gì nhỉ? có vẻ chưa rõ nghĩa lắm
* và "Khai mở sắc" chưa thật đối chỉnh với "đến tàn hơi" liệu có thể như thế này chăng?
Chữ nghĩa chân dân, lo kiệt sức
Tấm lòng bảo quốc, dốc tàn hơi
Tuy nhiên như Phạm Doanh đã từng nói và viết : " Đối trong thơ Đường Luật là đối ý trước tiên rồi mới đến đối tự loại. Và đối từng cụm từ chứ không phải từng chữ. Ý tưởng nghèo nàn, chữ dùng thô thiển thì dù có đối chỉnh cách mấy cũng không có chút giá trị nào, loại Đường Luật nặng về hình thức này giống như 1 chiếc hộp gỗ thật vuông vức thật thẳng góc cạnh nhưng gỗ là gỗ tạp và chứa đựng trong lòng nó nội dung nghèo nàn. Sao bằng được một chiếc hộp gỗ góc cạnh có thể không thẳng hoàn toàn nhưng là gỗ quý và chứa đựng món hay vật lạ... "
nhìn tổng quát có thể thấy sân chơi thơ đường trên vnweblogs có những vấn đề như sau:
1. Tuy có sôi nổi thật nhưng chỉ tập trung vào 1 số người ( như Bác Hồ văn Thiện, Anh Luongthephiet, anh Đông Hòa, anh hadinhchung, anh phieuvan08, Bác sĩ Tản, anh Võ Ngọc Sơn, Mỵ Duy Sơn, Sonata, Nico... ) chơi loại thơ này tức vẫn chỉ "đếm trên đầu ngón tay"
2. Một số bài có nhiều ý, tứ hay nhưng cũng có bài sai chủ đề và còn "sạn". Cho đến thời điểm này Hoahuyen đánh giá cao ( theo ý kiến rất riêng ) Bài của bác Hồ Văn Thiện là bài họa hay nhất đợt này.
3.Đặc biệt anh Đông Hòa có khả năng phản xạ thơ đường nhanh ( kể cả thuận nghịch độc là loại khó nhai không dễ gì ai cũng làm được ngay... nhưng với ĐH thì chẳng khác gì "người bị ma nhập" )
Xin chúc mừng và Trân trọng trao 1000 nụ hôn gió cuả hoa hậu quý bà năm 2009 cho Bác HỒ VĂN THIỆN.
hehehe
Mời họa tếu chơi
Món quà thây lẩy ứa đầy xuân
Hôn vài vạn cái mới ngang tầm
Bởi lão từ lâu đã ngậm sâm
Chả sợ xồn xồn say sấn sổ
Chỉ e tre trẻ nó đòi ngâm
Phen này đứng nhất mềm môi mép
Lần tới thủ khoa dẻo gối gân
Kính cẩn hoahuyen trao tặng bác
Món quà thây lẩy ứa đầy xuân
Hoahuyen
Đề mời họa hạn vận:
Nội Dung: Tư do
Hạn vần :
MÂY - THẦY - ĐÂY - TAY - HAY
Hạn vận : bài họa phải có đủ các tên sau:
HÒA, THIỆN, PHIỆT, VĂN,
CHUNG, TẢN, SƠN, SO, NI
Giải thưởng : 1000 cái hôn của hoa hậu
thế giới các loài dê, hehehe
ANH HOÀNG CÁT
Nhân dịp này Hoahuyen xin viết một đôi điều về :
ANH HOÀNG CÁT
Lật lại chùm quá khứ để chứng nghiệm : Đời chỉ là một khoảng khắc vô thường - Biết vô thường nên không còn chấp AI - BI - ÁI - Ố - HỶ - NỘ. Lấy cái bất hạnh dung hòa với diễm phúc để tìm ra một hướng đi tế nhị vừa xoa dịu mình vừa hoà nhập với xung quanh:
" Có những lúc lòng ta sao trống trải
Không quê hương, không bè bạn, không nhà
Chẳng thiết làm thơ, chẳng ham đọc sách
Như thể sương mờ dăng mắc bủa vây ta
...
Có những lúc chỉ thích ngồi im lặng
Một mình ta dưới gốc khế già
Chừng như cây cũng cùng ta thấu hiểu
Bao nỗi đời chua chát đã từng qua...
Theo quy luật sinh học còn hơi thở là còn sự sống, nhưng đó mới chỉ là sự tồn tại vật chất, khi hơi thở và tinh thần hoà quyện với nhau mới cho ta ý nghĩa thật sự của cuộc sống, có người sống đấy mà như đã chết, lại có người chết rồi đấy mà vẫn sống trong lòng bè bạn, độc giả... Có trường hợp sống chỉ một ngày đã lấy làm dài, mà sống trăm năm vẫn cho là ngắn ...
"Người thơ" đa số thường không tham sống dài, mà cốt sống sao cho có ý nghĩa - Mỗi bước anh Hoàng Cát đi từ thuở ấu thơ đến khi tóc ngả màu mây đều lưu dấu chân kỷ niệm buồn vui, khổ đau và hạnh phúc
"Ta lang thang không bến không bờ;
Ta thả nổi đời ta cho nắng gió
Trải dằng dặc vô vàn lo sợ,
Giờ "nỏ hại chi" - đã sắp đến bến trời !
"nỏ hại chi" tức là Không sợ gì ( tiếng Nghệ ngữ ) cho thấy cuộc đời có rất nhiều cái "ngưỡng" mà chúng ta - những người trong cuộc phải vượt qua khi "cuộc đời là một sân khấu vĩ đại, mỗi người là một diễn viên tự diễn vai diễn của mình..." anh có thể là một diễn viên đa tài, tôi có thể là một diễn viên hạng bét - Cuộc sống bắt ta phải tự thích nghi, tự làm lên giá trị, bản sắc của riêng mình - Anh Hoàng Cát đã có cho riêng mình một vị trí, khẳng định một tài năng không bị một tài năng quá lớn che phủ:
Ngạn ngữ phương tây có câu :
Mặt trời vừa trưa, vừa xế
Con người vừa sống vừa chết
Cả vũ trụ luôn luôn luân chuyển, cả không gian, thời gian đều không ngừng trôi về phía trước, sự sống cũng không thể nào đứng yên một chỗ. Con người cũng vì thế mà ngày càng già đi theo thời gian:
"Kiếp nhân sinh là cái kiếp cực dài
Cũng cực ngắn - ngắn như là tia chớp
Ai biết được khổ đau và hạnh phúc
Ấy là người sung sướng cõi trần gian... "
Anh Hoàng Cát ơi! Chúng em biết hiện tại Anh "... không còn là một chàng trai, nhưng nhất quyết không thể là một ông già. Khoảng khắc vào thu, khiến cái nắng cũng bỗng nhiên bồn chồn, mơ mộng... " anh hãy cứ sống thật với lòng mình :
"Ta thích viết những dòng thơ ứa lệ
Những trang văn thấm đẫm nhân tình
Đời hiểu ta thế nào, ta mặc kệ;
Trái tim ta đau đáu nỗi nhân sinh "
Hoahuyen rất tin với nhà thơ Hoàng Cát, dù ở độ tuổi nào, dù trong hoàn cảnh nào anh cũng đã, đang và sẽ hồn nhiên, vô tư, thoải mái sống thật với lòng mình, sống với đúng ý nghĩa của một CON NGƯỜI đang sống
Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2009
672. Thế tựa rồng bay mảnh đất thiêng
Ngàn năm rực rỡ đất rồng thiêng
Hồn hoa đệ nhất có Long Biên
Núi Tản sông Hồng một cõi riêng
Bao thuở kinh đô vang chiến tích
Dấu xưa thành cổ vẫn còn nguyên
Danh nhân trí thức nhiều người giỏi
Văn hiến văn minh lắm bậc hiền
Nam Bắc Đông Tây đường trải rộng
Ngàn năm rực rỡ đất Rồng thiêng
Nhà thơ Ngô Văn Phú
Bài họa
672.
THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Thế tựa rồng bay mảnh đất thiêng
Đã bốn ngàn năm sử sách biên
Nước nam định phận cõi bờ riêng
Dáng xuân Hà Nội(1)khoe hương sắc
Nét cổ Phong Châu(2) vẫn đượm nguyên
Đánh thức địa linh... yêu kẻ sĩ
Khơi nguồn nhân kiệt... trọng tài hiền
Thủ đô văn hiến đang hòa nhập
Thế tựa rồng bay, mảnh đất thiêng
Laonong (Hoahuyen)
05.12.2009
(1) Hà nội : tên thủ đô ngày nay
(2) Phong Châu : là nơi vua Hùng đóng đô 4000 năm trước
Hà Nội ngàn năm văn hiến
Hà nội ngày nay nằm trên cùng đất bồi tụ của ngã ba sông Hồng, sông Đuống, là vùng trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, bởi vậy sự hình thành vùng đất Hà Nội cùng gắn liền với sự kiện tạo vùng châu thổ sông Hồng, vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Hà Nội cổ 4000 năm trước từ thời vua Hùng dựng nước, là một vùng đất cổ của một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Căn cứ vào các tài liệu sử học và văn hoá dân gian thì đất Phong Châu là nơi vua Hùng đóng đô.
Kinh đô nước Âu Lạc là Phong Khê nay là Cổ Loa - huyện Đông Anh, trải qua bao năm tháng, bao mùa lũ phù sa bồi đắp dần dần hồ đồng bằng đã trở thành đồng bằng. Vào thời ấy khu vực Cổ Loa là bãi bồi, bậc thềm của bờ sông Hồng, sông Ngũ Huyện,..Cổ Loa vừa là thung lũng, vừa là đê ngăn lũ cho kinh kỳ. Trong tình hình địa lý thời bấy giờ không đâu sánh kịp Cổ Loa về địa thế thuận lợi cho một kinh kỳ.
Từ thời khởi thuỷ Hà Nội cổ chỉ mới là một làng quê cổ nằm ven sông Tô Lịch. Làng quê này có cái tên huyền thoại Long Đỗ vào thời Hùng Vương, An Dương Vương. Đến thế kỷ thứ năm khu làng gốc của đất Hà Nội cổ đã phát triển thành một huyện, một quận tên là Tống Bình vào thời nhà Tuỳ. Đến năm Giáp Tý (544) Lý Nam Đế, sau khi đánh đuổi thứ sử nhà Lương, lên ngôi vua đổi tên nước thành Vạn Xuân, đóng đô ở Ô Diêm Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng ngày nay) và dựng thành luỹ bằng tre gỗ ở cửa sông Tô Lịch thông ra sông Nhĩ Hà là đất phường Giang Khẩu hay Hà Khẩu (nay là phố Chợ Gạo – Hoàn Kiếm).
Sang thế kỷ thứ VII, Tống Bình trở thành trung tâm của nhà Tuỳ thống trị cả đồng bằng Bắc Bộ. Năm 621 nhà Đường thay nhà Tuỳ bắt đầu xây dựnga thành luỹ ở Tống Bình và năm 679 đặt ở đấy trụ sở của “An nam đo hộ phủ”. Đến thế kỷ thứ X, Tống Bình là thành luỹ chính của bộ máy đô hộ phủ phương Bắc, Trương Bá Nghi xây La Thành, Trương Chu đến Cao biền đắp rộng ra lấy bờ sông Tô làm hào tự nhiên. Hà Nội cổ từ đó mang tên Đại La thay cho Tống Bình.
Sau 1000 năm ngoại thuộc, Ngô Quyền giành lại độc lập và trở về kinh đô ở Cổ Loa xưa. Đất nước chưa hoàn toàn thống nhất nên phải đóng đô ở Hoa Lư, một vị trí khuất, địa thế hiểm trở không có khả năng phát triển thành nơi đô hội. Đến triều đại độc lập thứ 3, Lý Công Uẩn đã hạ “chiếu thiên đô” năm 1010, lời chiếu nói rõ lợi của việc thiên đô là “cốt để mưu việc lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì rời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh”. Năm 1010 Lý Công Uẩn rời kinh đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên là Thăng Long. Tục truyền khi thuyền ngự từ sông nước Hoa Lư cập bến Đại La, bỗng có Rồng vàng hiện lên trên sông rồi bay vút lên trời, vua Lý Thái Tổ cho đó là điềm lành nên nhân hình ảnh đó mà đặt tên cho kinh đô mới là Thăng Long có nghĩa là rồng bay lên.
Từ năm 1010 – 1225 thời kỳ kiến thiết đất nước trên qui mô lớn và Thăng Long xây dựng xứng đang là quôc đô của một nước hùng cường mở đầu một thời kỳ văn hoá rực rỡ, văn hoá Thăng Long.
Năm Mậu Thân 1428, nhà Lê lên ngôi vẫn lấy Thăng Long – Đông Đô là quốc đô nhưng đổi thành Đông Kinh (1430).
Triều Mạc ngắn ngủi vẫn lấy Đông Kinh làm quốc đô, thời ấy lái buôn phương tây bắt đầu đến, tên Đông Kinh họ phiên âm ra tiếng La tinh là “Tonquin”. Còn trong dân gian thì “Kẻ Chợ” là tên gọi phổ biến cho đô thị Thăng Long – Đông kinh bấy giờ.
Qua các thời kỳ Lý, Trần, Lê kinh thành Thăng Long – Đông đô của nước Đại Việt đã trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước. Nền văn hoá Thăng Long tiêu biểu cho cả kỷ nguyên văn minh Đại Việt từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15. Thăng Long vừa qui tụ, vừa tập trung tinh hoa văn hoá cả nước, vừa toả sáng văn hoá ra cả nước. Sau hàng nghìn năm bị đế chế Bắc đô hộ, hơn 100 năm chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. nhân dân Việt Nam mới giành được độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.
Thành phố rồng bay đã vươn lên mạnh mẽ trong công cuộc phục hưng và phát triển văn hoá. Kể từ ngày giải phóng Thủ đô (10-10-1954) đến nay Hà Nội đã trải qua hơn 40 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành dưới sẹ lãnh đạo của Đảng. Ngày ấy đã cắm một mốc son sáng ngời, mở ra một thời kỳ mới cho Hà Nội trên con đường đổi mới và phát triển. Hà Nội đã hoà nhập cùng đát nước, hoà nhập với khu vực và quốc tế để bước vào một thời đại mới, hứa hẹn những thắng lợi to lớn hơn trong sự nghiệp vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Hà Nội hôm nay là “chàng trai mười bảy” vươn vai Thánh Gióng trên thế tựa Rồng bay với hàng nghìn nhà máy, xí nghiệp lớn nhỏ thuộc mọi ngành nghề khác nhau. Thủ đô Hà Nội đang bước vào thời kỳ phát triển và đổi mới. Mọi hoạt động xã hội đều chuyển theo cái trục kinh tế. Tuy nhiên Hà Nội ngày nay còn là hiện thân của ngàn năm văn hiến, của bản sắc văn hoá, là biểu tượng, là tinh hoa của đất nước.
Thứ Tư, 2 tháng 12, 2009
Một số hình ảnh chuyến Ngao du phía Bắc
của Hoahuyen và vợ chồng anh Phương Hà
( Nguồn tổng hợp lấy từ nhà Bạch Dương )
Từ trái sang phải: Ba mẹ con nghệ sĩ Thanh Thủy - nvHĐQ-BD-HOAHUYEN-PHUONGHA tại nhà hàng BÁNH TÔM HỒ TÂY
[@more@]
Tham dự đêm GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
"Trong em có người đàn bà khác"
của Nhà thơ Vũ Thanh Hoa
Dẫn chương trình : Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên
BD tặng hoa chúc mừng Nhà thơ Vũ Thanh Hoa
Hoahuyen và vợ chồng Anh Phương Hà cùng Bạch Dương và nghệ sĩ Thanh Thủy thăm quê " Làng Sơn Cốt" thắp nén nhang giỗ Thân Phụ Nhà văn Hoàng Đình Quang
_____________
Một số hình ảnh chụp tại quê nhà anh Quang
Thắp nén nhang thành kính
Ăn giỗ cùng đại gia đình anh Quang
Chụp ảnh trong vườn nhà
Lang thang ngắm cảnh quê