Thơ mời họa
681.
KHÓC CƯỜI CHÀO NHAU (1)
Chào đời ta khóc lu loa
Người thân xúm lại cười òa... yêu thương
Sống ta là khách qua đường
Khi râu tóc trắng quê hương tìm về
Đất trời quán trọ... lê thê
Trần gian bể khổ não nề xót thương
Sống cao thượng, chết can trường
Không màng phú quý, coi thường xênh sang
Tâm hồn trải rộng mênh mang
Khinh khi danh hão bẽ bàng phù du
Ở đời khôn quá... thì ngu
Xoay vần nhật - nguyệt đèn cù trả vay
Ngọt bùi chen lẫn đắng cay
Đến khi nhắm mắt xuôi tay... ta cười
Người thân nước mắt lại rơi
Thì ra quy luật KHÓC - CƯỜI chào nhau!
Hoahuyen (681)
12.12.2009
(1) Có một quy luật thật lạ: khi người ta chào đời ai cũng cất tiếng khóc "oa oa" (không có ai cười) - Cha, mẹ và những người thân yêu thì lại cười sung sướng chào đón ta ra đời... mỗi người lý giải một cách khác nhau, có người bảo:
* Đang ở trong bụng Mẹ sung sướng chẳng phải lo nghĩ gì... nay phải chui qua cái "lỗ" tí ti đau bỏ cha, bỏ mẹ thế không khóc sao được,
* Người lại nói nó khóc vì nó thương Mẹ mang nặng đẻ đau...
* Khóc vì thương chính mình bắt đầu rơi vào "Bể khổ trần gian" bắt đầu phải lo toan vật lộn với đời.... Ngược lại khi ta chết đi TA CƯỜI ( nằm trong áo quan nhe răng ) thì người thân yêu khóc lóc thảm thiết tiễn đưa... phải chăng vì ta đã siêu thoát khỏi "Bể khổ trần gian"?
GIẢI THƯỞNG LẦN NÀY LÀ :
MỘT CHUYẾN DU LỊCH LÊN SAO HỎA CÙNG HOA HẬU HOÀN VŨ
Stefania Fernandez
Chú ý: Một bài hoạ thơ lục bát phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1- Số câu của bài hoạ bằng số câu của bài nguyên mẫu (bài xướng);
2- Từ cuối cùng các câu của bài nguyên mẫu (bài xướng) phải được giữ nguyên; ( Thậm trí các cụ xưa còn yêu cầu trong câu 8 thì từ 6 và từ 8 cũng phải giữ như nguyên mẫu của bài xướng )
3- Từ thứ 5 (trong câu 6) và từ thứ 7 (trong câu 8) không được trùng với các từ của bài nguyên mẫu (bài xướng);
4- Trong các câu của bài hoạ không dùng hai từ liên tiếp trong bài nguyên mẫu (bài xướng) đã dùng,
Như vậy mới là một bài thơ hoạ lục bát hoàn chỉnh.
Nếu có chỗ nào chưa thật chính xác mong các các bậc cao thâm chỉ thêm cho rõ nhé!
Một ví dụ:
Hãy chú ý các từ in đậm của bài xướng sau đây và bài họa của Hoahuyen ( để mọi người cùng tham khảo, trao đổi học tập... )
Bài Xướng: NHỚ MÙA XUÂN ẤY Xuân về , một thoáng bâng khuâng Chạnh lòng nhớ tuổi thanh xuân thuở nào. Đường dài muôn dặm gian lao Có mùa xuân đã đi vào trong tôi. Đắng cay thôi lại ngọt bùi, Nhớ mùa xuân ấy, người ơi! Nhớ người... Nhớ về một thuở xa xôi, Giữa lòng Việt bắc bồi hồi đón xuân. Rừng mơ hoa nở trắng ngần Bến xuân ai đứng tần ngần trông mưa... Tân cương tươi thắm sắc cờ, Quân reo đỉnh núi , gươm khua cuối rừng. Sương khuya, ánh đuốc bập bùng Sông Công, núi Guộc...tưng bừng hội quân. Người về muôn nẻo đường xuân Đồi xanh có giữ dấu chân ven rừng? Qua sông cô gái ngập ngừng Mời anh lính trẻ vui cùng hội xuân... "Đường dài còn lắm gian truân Mừng xuân , hẹn với cố nhân ngày về". (Ra đi nhớ mãi câu thề: "Nước non hết giặc mới về quê hương"! Thanh bình gió lộng muôn phương Ngày về "chín nhớ mười thương" vẫn chờ...) Xuân ơi xuân đến bao giờ? Lòng sao vẫn nhớ xuân xưa lên đường. Dẫu còn trăm mối tơ vương, Dẫu hồn chưa cạn tình thương buổi đầu, Vui xuân hương sắc muôn mầu, Vui xuân, ly rượu chúc câu tốt lành! Ai say sưa chốn thị thành, Thì ta ân nghĩa quê mình đẹp hơn. Ai kia quên nghĩa cội nguồn, Tình xưa ta vẫn vuông tròn thủy chung. Núi kia vẫn ngát hương rừng, Sông sâu kia vẫn dòng trong nhớ người... Xuân về , vui nhé xuân ơi! Đôi dòng tâm tưởng tặng người năm xưa... Tác giả: ĐÀO MAI (Đã mất năm 2008 ) Người gửi bài : Bạch Dương- Con gái của tác giả | Bài họa của Hoahuyen |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét